Mẫu đơn xin thành lập hội từ thiện là gì? Mẫu đơn xin thành lập hội từ thiện? Hướng dẫn viết đơn? Thủ tục thành lập hội từ thiện?
Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần như an ủi. Từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay là một tập thể, cộng đồng, thông qua các Tổ chức từ thiện. Hội từ thiện cũng hình thành trên cơ sở đó và hoạt động dựa trên mục đích giúp đỡ người khó khăn. Tuy nhiên để hoạt động từ thiện như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật và Mẫu đơn xin thành lập hội cùng các thủ tục như thế nào? Mời các bạn xem bài viết dưới đây.
1. Mẫu đơn xin thành lập hội từ thiện là gì?
Đơn xin thành lập Hội từ thiện là văn bản của cá nhân đại diện cho nhóm cá nhân cùng chung mục đích thực hiện các hoạt động từ thiện ở địa phương gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã/phường với Hội có quy mô hoạt động trong phạm vi phường hoặc cơ quan quản lý khác phù hợp với quy mô hoạt động của Hội (như trong phạm vi trường học hoặc đơn vị công tác) xin thành lập và hoạt động từ thiện trong phạm vi nói trên.
Hội từ thiện hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục đích lợi nhuận, Mẫu đơn xin thành lập hội từ thiện đề ra nhằm để các cơ quan xem xét quyết định cho thành lập hội từ thiện để thực hiện các nội dung như trên.
2. Mẫu đơn xin thành lập hội từ thiện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
ĐƠN XIN THÀNH LẬP HỘI TỪ THIỆN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ……
Căn cứ Nghị định số 45/2010 /NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động và quản lý hội;.
Tên tôi là:… Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:…… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :……
Chỗ ở hiện nay:……
Điện thoại liên hệ:……
Đại diện cho 10 cá nhân kinh doanh tại địa phương xin trình bày với quý cơ quan như sau:
Trong quá trình tìm hiểu cũng như bàn bạc, chúng tôi thấy trong xã còn có rất nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Nhưng hiện nay, các phong trào giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn chủ yếu do các cấp kêu gọi và hiệu quả không cao. Phần lớn nguồn hỗ trợ đều từ ngân sách. Do vậy, chúng tôi nhận thấy nếu có một Hội có thể đứng ra tổ chức các phong trào tình nguyện, kêu gọi sự giúp đỡ thì hiệu quả của các phong trào sẽ lớn hơn.
Căn cứ Điều 5 Nghị định số: 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội theo đó, thay mặt cho 10 cá nhân, đồng chí cùng có mong muốn đóng góp cho quê hương, tôi kính đề nghị quý cơ quan xem xét, chấp thuận cho chúng tôi được thành lập và tổ chức các hoạt động tại địa phương trong thời gian tới.
Tôi xin gửi kèm đơn này danh sách thành viên và dự thảo nội dung hoạt động của Hội. Kính mong cơ quan xem xét, sớm chấp thuận.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi rõ thông tin:
Tên là:… Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:…… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :……
Chỗ ở hiện nay:……
Điện thoại liên hệ:……
Đại diện cho 10 cá nhân kinh doanh tại địa phương xin trình bày với quý cơ quan như sau: ( ghi tên các cá nhân )
– Gửi UBND xã
4. Thủ tục thành lập hội từ thiện:
Căn cứ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP về Quỹ xã hội – quỹ từ thiện thì khi thành lập hội từ thiện được quy định cách sáng lập, hoạt động quỹ từ thiện như sau:
Sáng lập viên thành lập quỹ:
– Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam góp tài sản để thành lập quỹ; tham gia xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ xin phép thành lập quỹ.
– Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 (ba) sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và sáng lập viên. Ban sáng lập quỹ lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này.
– Điều kiện đối với các sáng lập viên:
+ Đối với công dân Việt Nam: Có đủ năng lực hành vi dân sự không có án tích;
+ Đối với tổ chức của Việt Nam: Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
+ Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Hồ sơ thành lập quỹ gồm
– Hồ sơ thành lập quỹ được thành lập 01 (một) bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này.
– Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:
– Đơn đề nghị thành lập quỹ;
– Dự thảo điều lệ quỹ;
– Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;
– Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định này.
Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ quy dịnh như sau:
– Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ.
– Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có thể được thay đổi hoặc cấp lại theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ.
– Chậm nhất sau 40 (bốn mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền giải quyết của thủ tục về quỹ như sau:
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với:
+ Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
+ Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
+ Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
+ Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã;
+ Căn cứ điều kiện cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện, xã; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
– Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Công bố việc thành lập quỹ như sau:
– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 (ba) số báo viết hoặc báo điện tử ở Trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cho phép thành lập về các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên quỹ;
+ Địa chỉ trụ sở chính của quỹ, điện thoại, email hoặc website (nếu có) của quỹ;
+Tôn chỉ, mục đích của quỹ; Phạm vi hoạt động của quỹ; Lĩnh vực hoạt động chính của quỹ; Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi quỹ mở tài khoản;Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của quỹ, Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ; Số tài sản đóng góp thành lập quỹ của các sáng lập viên.
– Trong trường hợp thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trên đây là các thông tin cần thiết về Mẫu đơn xin thành lập hội từ thiện, Hướng dẫn viết đơn và thủ tục liên quan để đưa hội từ thiện vào hoạt động giúp đỡ các trường hợp gặp khó khăn, vùng gặp thiên tai và các trường hợp khác cần được sự giúp đỡ từ cộng đồng. Hoạt động luôn phải dựa trên nguyên tắc giúp đỡ và không lợi nhuận, không vụ lợi cá nhân