Mẫu đơn xin xác nhận lưu trú và hướng dẫn viết đơn chi tiết

Mẫu đơn xin xác nhận lưu trú là gì? Mẫu đơn xin xác nhận lưu trú? Hướng dẫn cách viết đơn và thủ tục xin lưu trú?

Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú, Mẫu đơn xin xác nhận lưu trú là văn bản cần thiết để làm các thủ tục xin lưu trú.Vậy mẫu đơn làm ở đâu, thủ tục như thế nào?

– Cơ sở pháp lý:

+ Luật Cư trú ngày 29/11/2006

+ Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú

+ Quyết định số 698/2007/QĐ-BCA ngày 01/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong công tác đăng ký, quản lý cư trú

+ Quyết định số 702/2007/QĐ-BCA ngày 01/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy trình đang ký thường trú, đăng ký tạm trú và tiếp nhận thông báo lưu trú

+ Thông tư số 06/2007/TT-BCA ngày 01/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.

+ Thông tư số 07/2008/TT-BTC ngày 15/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú.

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

1. Mẫu đơn xin xác nhận lưu trú là gì?

Mẫu đơn xin xác nhận lưu trú là mẫu đơn với các thông tin xin lưu trú của cá nhân dùng trong các trường hợp ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Mẫu đơn xin xác nhận lưu trú để đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền nơi lưu trú xác nhận việc lưu trú của cá nhân.

2. Mẫu đơn xin xác nhận lưu trú:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN XIN XÁC NHẬN LƯU TRÚ

Căn cứ Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013;

Kính gửi: Công an xã/phường ……, huyện/quận ……, tỉnh/thành phố …….

Tôi là: ……

Sinh ngày: ………

Chứng minh nhân dân số: ……. cấp ngày ………. tại ……

Hộ khẩu thường trú: ….. Chỗ ở hiện nay: …….

Tôi làm đơn này xin trình bày với quý cơ quan nội dung như sau: (Trình bày nội dung cụ thể về việc lưu trú, thời gian lưu trú tại địa phương) Vào ngày …../…./….., tôi đã đến chơi nhà …… của tôi tại địa chỉ ……. và lưu trú tại địa phương trong một khoảng thời gian từ ngày ……./……./……. đến ngày ……/……/…… Trong thời gian này, tôi cùng chủ nhà là ông/bà …….. đã đến quý cơ quan khai báo và đăng ký lưu trú theo quy định pháp luật. Do đó, căn cứ Điều 35 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013, tôi làm đơn này, xin xác nhận về việc tôi có lưu trú trong khoảng thời gian từ ngày ……./…../….. đến ngày ……/…../….. tại …..và kính đề nghị quý cơ quan xác nhận nội dung, thông tin nêu trên. Kính mong quý cơ quan xem xét, giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn. Xác nhận của công an xã phường…

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn và thủ tục xin lưu trú:

3.1. Chủ thể có trách nhiệm thông báo lưu trú:

Theo quy định tại Điều 31 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 những người có trách nhiệm phải thông báo lưu trú bao gồm:

– Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú.

– Người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú.

3.2. Thủ tục thông báo lưu trú:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 35/2014/TT-BCA người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau:

Công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không trường hợp phải đăng ký tạm trú phải làm thủ tục lưu trú

Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau:

+ Chứng minh nhân dân.

+ Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng.

+ Giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Giấy tờ do cơ quan cử đi công tác.

+ Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú, giấy tờ khác chứng minh cá nhân.

Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với công an xã, phường, thị trấn.

Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú 1 lần.

Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.

– Giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp;

– Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi;

Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương quyết định thêm địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú. Trước 23 giờ hàng ngày, cán bộ tiếp nhận thông báo lưu trú tại các địa điểm ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn; những trường hợp đến lưu trú sau 23 giờ thì báo cáo về Công an xã, phường, thị trấn vào sáng ngày hôm sau.

Lưu ý: Để tạo thuận lợi và giảm bớt phiền hà cho công dân, đồng thời cũng bảo đảm cho công tác quản lý lưu trú có hiệu quả thì trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Các bước như sau:

Bước 1:  Công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú phải làm thủ tục lưu trú.

+ Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm: Đề nghị người đến lưu trú xuất trình một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp. Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi; thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.

Trường hợp người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không cư trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.

Bước 2: Trước 23 giờ hàng ngày, cán bộ tiếp nhận thông báo lưu trú tại các địa điểm ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn; những trường hợp đến lưu trú sau 23 giờ thì báo cáo về Công an xã, phường, thị trấn vào sáng ngày hôm sau. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

Điều 30 luật cư trú 2014 quy định về Thông báo lưu trú như sau:

– Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.

– Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

– Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.

– Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

– Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

3.3. Xử lý hành vi vi phạm:

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu vi phạm quy định về đăng ký lưu trú thì tùy chủ thể mà sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:

– Cá nhân, chủ hộ gia đình: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp á nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú.

– Cơ sở kinh doanh lưu trú: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 khi không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú.

Trên đây là các thông tin về xin lưu trú, Mẫu đơn, thủ tục và hướng dẫn chi tiết để làm đơn xin xác nhận lưu trú theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lên đầu trang