Mẫu đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động mới nhất

Đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động là gì? Mẫu đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động chi tiết nhất? Một số quy định mới về tiền lương, tiền thưởng của người lao động?

Thu nhập thực tế người lao động là một trong những căn cứ để chứng minh thu nhập khi làm thủ tục visa đi nước ngoài, xác nhận thu nhập đề vay vốn ngân hàng, xác nhận thu nhập để làm thủ tục mở thẻ tín dụng tại ngân hàng. Để xác nhận thu nhập thực tế, người lao động phải soạn thảo đơn xin xác nhận thu nhập thực tế gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động là gì? Mẫu đơn và cách thức soạn đơn xin xác nhận thu nhập thực tế mới nhất sẽ được Luật LVN Group thông tin đến bạn đọc trong bài viết dưới đây:

1. Đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động là gì?

Thu nhập thực tế trong tiếng Anh là Real Income. Thu nhập thực tế còn được gọi là tiền lương thực tế (real wage) khi đề cập đến thu nhập của một cá nhân.

Thu nhập thực tế là một thước đo kinh tế ước tính sức mua thực tế của một cá nhân trong thị trường mở sau khi tính đến lạm phát. Kết quả sau khi tính toán thường dẫn đến giá trị thấp hơn và khả năng chi tiêu giảm. Thu nhập thực tế luôn phản ánh chính xác mức sống của một cá nhân do thu nhập thực tế mới là khoản tiền thực dùng để chi tiêu.

Xác nhận thu nhập là hoạt động nhằm xác minh, kiểm tra mức thu nhập của từng cá nhân trong một khoảng thời gian xác định thông qua giấy xác nhận thu nhập. Xác nhận thu nhập là một phần không thể thiếu trong yêu cầu của một số thủ tục hành chính. Tùy vào từng thủ tục, từng trường hợp khác nhau mà người lao động sẽ tiến hành xin xác nhận thu nhập từ phía các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đang sử dụng người lao động đó.

Đơn xin xác nhận thu nhập (hay còn gọi là giấy xác nhận lương) là một loại giấy tờ dùng đề chứng minh mức doanh thu, thu nhập thực tế, mức lương nhận được trong một khoảng thời gian xác định của một cá nhân ở doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức họ đang làm việc

2. Khi nào viết đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động?

Với mục đích dùng để chứng minh tài chính, xác định thu nhập nên giấy xác nhân thu nhập thường được dùng như một loại tài liệu quan trọng để bổ sung cho các hồ sơ trong một số trường hợp như là:

– Chứng minh thu nhập khi làm thủ tục visa đi nước ngoài

– Xác nhận thu nhập đề vay vốn ngân hàng.

– Xác nhận thu nhập để tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn, xác nhận thu nhập đề mua nhà ở xã hội

– Xác nhận thu nhập để làm thủ tục mở thẻ tín dụng tại ngân hàng.

3. Mẫu đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

*****

GIẤY XÁC NHẬN THU NHẬP

Kính gửi: CÔNG TY …

Tôi tên: …..

Hiện nay đang làm việc tại (tên, địa chỉ): …….

Chức vụ: ………….

Thời hạn hợp đồng lao động: ……

Mức lương hiện nay: ………

Tổng thu nhập hàng tháng: ……

Tôi xin cam kết các thông tin trên đây là đúng sự thật.

…., ngày…….tháng…….năm…….

Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÔNG TÁC

4. Hướng dẫn cách viết đơn xin xác nhận thu nhập thực tế người lao động:

Phần kính gửi: Ghi tên cơ quan nơi người xin xác nhận thu nhập thực tế công tác

Phần thông tin cá nhân của người viết đơn:

Mục họ tên: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa

Mục Chức vụ: Ghi theo chức vụ hiện tại người lao động đang đảm nhiệm

Thời hạn hợp đồng lao động: Ghi theo thông tin trong hợp đồng lao động

Mức lương hiện nay:  (VNĐ)

Tổng thu nhập hàng tháng: Người lao động khai báo chính xác thông tin về mức lượng và tổng thu nhập hàng tháng của bản thân

Phần phần cam kết: Viết cam kết

Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên

5. Thủ tục xin xác nhận mức thu nhập thực tế người lao động:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin xác nhận thực tế của người lao động gồm:

+ Đơn xin xác nhận thu nhập thực tế của người lao động

+ Hồ sơ, tài liệu chứng minh liên quan (nếu có)

Bước 2: Gửi hồ sơ

Hồ sơ xin xác nhận thu nhập thực tế của người lao động được gửi trực tiếp cho Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi người lao động làm việc

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan nơi người lao động làm việc chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin xác nhận thực tế của người lao động

Xác minh thực tế

Trên cơ sở công tác xác minh xét thấy những thông tin người lao động cung cấp là chính xác cơ quan, tổ chức tiến hành xác nhận thu nhập thực tế của người lao động.

6. Một số quy định mới về tiền lương, tiền thưởng của người lao động:

Vừa qua, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động 2019, thay thế cho Bộ luật Lao động 2012. Theo Bộ luật mới, nhiều quy định thay đổi về lương thưởng của người lao động:

Thứ nhất, bổ sung quy định về nguyên tắc trả lương

“Điều 94 Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”

Theo đó Bộ luật lao động mới đã bổ sung quy định về người lao động có quyền ủy quyền cho người khác nhận lương thay mình. Việc cho phép người lao động ủy quyền cho người khác nhận lương được đánh giá là hợp lý, nhất là trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn không thể trực tiếp nhận lương…

Thứ hai, bổ sung quy định về thông báo bảng kê trả lương cho người lao động

“Điều 95. Trả lương

1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).”

Việc bổ sung quy định mới này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch khi trả lương cho người lao động.

Thứ ba, bổ sung quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải trả các phí liên quan đến mở và chuyển lương tại Điều 96: “Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.”

Thứ tư, đổi tên điều luật quy định về “Thưởng” thay vì “Tiền thưởng” như Bộ luật lao động 2012.
Quy định này đã mở rộng khái niệm “thưởng”, không chỉ bằng tiền mà bằng tài sản, hiện vật, các hình thức khác như chuyến du lịch, phiếu mua hàng… Điều này là phù hợp với thực tế tại các doanh nghiệp hiện nay.

Thứ năm, thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Ngoài các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như trước đây (bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày; con kết hôn: nghỉ 01 ngày; Bố/mẹ đẻ, bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết: nghỉ 03 ngày…) thì Điều 115 Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết.

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do 

Bộ luật lao động 2019 đã phục những hạn chế, bất cập từ việc áp dụng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động của Bộ luât lao động 2012, theo đó, Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do mà chỉ cần báo trước 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.

Mặt khác, trong một số trường hợp, người lao động còn được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước, như:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;

– Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Người lao động cũng được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động; các chi phí của việc cung cấp do người sử dụng lao động chi trả…

Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp

Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 cho phép doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trên cơ sở thương lượng, thoả thuận với người lao động.

Lên đầu trang