Mẫu đơn xin xác nhận đã đóng học phí là gì? Đơn xin xác nhận đã đóng học phí? Hướng dẫn soạn đơn xin xác nhận đã đóng học phí? Quy định về thu nộp học phí?
Học phí là khoản phí bắt buộc do các tổ chức giáo dục tính cho chi phí giảng dạy hoặc các dịch vụ khác. Bên cạnh chi tiêu công, chi tiêu tư nhân thông qua thanh toán học phí là nguồn thu lớn nhất cho các tổ chức giáo dục ở một số quốc gia. Tại Việt Nam, học phí thường được các trường yêu cầu đóng trong thời gian đầu của năm học, Khi đóng học sẽ được cầm biên lai và được xác nhận của nhà tường, Tuy nhiên trong trường hợp cần xác nhận là đã đóng học phí thì cần làm đơn gửi lên cho nhà trường.
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Mẫu đơn xin xác nhận đã đóng học phí là gì?
Mẫu đơn xin xác nhận đã đóng học phí là mẫu đơn nêu rõ thông tin người xin xác nhận đóng học phí kèm theo nội dung xin xác nhận đóng học phí
Mẫu đơn xin xác nhận đã đóng học phí là văn bản được cá nhân, tổ chức lập ra để xin được xác nhận đã đóng học phí
2. Đơn xin xác nhận đã đóng học phí:
Tên mẫu đơn: Đơn xin xác nhận đã đóng học phí
Nội dung cơ bản của đơn xin xác nhận đã đóng học phí gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN ĐÃ ĐÓNG HỌC PHÍ
Kính gửi: – Trường……;
– Phòng đào tạo trường…..;
– Trưởng phòng Phòng đào tạo trường………
(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác như Ngân hàng hoặc các chủ thể có thẩm quyền trong việc quản lý việc đóng học phí)
– Căn cứ Nội quy/Quy chế……………;
– Căn cứ vào tình hình thực tế bản thân.
Tên tôi là:…… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…… Do CA…… Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:………Hiện tại cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:…….
Là:……. (tư cách đưa ra yêu cầu xác nhận, ví dụ, sinh viên trường…. Mã số sinh viên…… và các thông tin khác)
Xin trình bày sự việc sau:……
(Phần này bạn trình bày về hoàn cảnh bạn làm đơn, ví dụ như hiện tại trường học đang chuẩn bị tổ chức thi học phần của kỳ học này, và đã đưa ra thông báo về những cá nhân đủ điều kiện tham gia thi, tuy nhiên, vì lý do chưa đóng học phí, bạn bị cấm thi trong đợt này. Nhưng, theo quy định của trường, bạn vẫn được phép tham gia thi nếu bạn đóng học phí trước ngày thi (có xác nhận của chủ thể có thẩm quyền). Nên, bạn cần làm đơn này để xin xác nhận việc bạn đã đóng học phí trong thời hạn này).
Và vì lý do sau:……
(Phần này bạn trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà bạn đưa ra là hợp lý, hợp pháp)
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý trường/trung tâm/Phòng đào tạo/… xem xét trường hợp trên của tôi và tiến hành xác nhận những thông tin dưới đây:……
(Phần này bạn đưa ra các thông tin cần xác nhận, trong đó có thông tin về việc bạn đã đóng học phí)
Là chính xác, đúng với sự thật khách quan.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này. Kính mong Quý trường/trung tâm/Phòng đào tạo/… chấp nhận đề nghị trên của tôi để tôi có thể…………..
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của phòng đào tạo
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn xin xác nhận đã đóng học phí:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin xác nhận đã đóng học phí
– Thông tin cá nhân người làm đơn: Họ tên, năm sinh, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, CMND/CCCD
– Tư cách: là sinh viên ( sinh viên trường…. Mã số sinh viên..)
– Trình bày nội dung trong đơn: nêu lý do xin xác nhận đã đóng học phí
VD: đang chuẩn bị tổ chức thi học phần của kỳ học này, và đã đưa ra thông báo về những cá nhân đủ điều kiện tham gia thi, tuy nhiên, vì lý do chưa đóng học phí, bạn bị cấm thi trong đợt này.
– Ký xác nhận đơn
4. Quy định về thu nộp học phí:
Nguyên tắc xác định học phí
Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập: Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước.
(Theo Quy định theo Điều 3. Nguyên tắc xác định học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP)
Thu học phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
2. Cơ sở giáo dục công lập có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng theo quy định như sau:
a) Cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, được nộp toàn bộ số thu học phí vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên;
b) Cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, nộp toàn bộ số thu học phí của các ngành nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo vào Kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng; nộp toàn bộ tiền thu học phí của các ngành, nghề không được ngân sách nhà nước hỗ trợ vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập các quỹ hỗ trợ sinh viên.
(Theo Điều 13 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về Thu học phí )
Học phí đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp
– Quy định thu học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập: Căn cứ vào quy định chế độ học phí nêu trên tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Hiệu trưởng và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc cấp Trung ương quản lý chủ động quy định chế độ thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện chế độ công khai, minh bạch cho toàn khóa học. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về mức học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của địa phương.
– Đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp, việc quy định thu học phí do tổ chức kinh tế, doanh nghiệp chủ động xây dựng theo các nhóm ngành, chuyên ngành phù hợp trên cơ sở bù đắp chi phí đào tạo và báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp ở trung ương thông qua trước khi thực hiện. Riêng đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo được ngân sách nhà nước hỗ trợ thì mức học phí phải áp dụng theo quy định như khung học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nêu tại Điều 5 Nghị định này.
Học phí trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp phải được các cơ sở giáo dục công bố công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học trước khi tuyển sinh. Ngân sách Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho người học thuộc diện được miễn, giảm học phí đang học tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý tính theo mức trần học phí tương ứng với các chương trình đào tạo đại trà của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quy định tại Nghị định này.
– Học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học. Không áp dụng chính sách miễn, giảm học phí đối với người học theo phương thức giáo dục thường xuyên và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
– Học phí đào tạo tính theo tín chỉ, mô-đun: Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa
( Theo Điều 5 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về Học phí đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp)
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn xin xác nhận đã đóng học phí, hướng dẫn soạn thảo đơn và quy định pháp luật về thu nộp học phí!