Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại mới nhất

Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định về đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại?

Tổ chức muốn hành nghề quản lý chất thải nguy hại, tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện để hành nghề quản lý chất thải, tổ chức sẽ phải làm đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được xác nhận đủ điều kiện hành nghề. Vậy mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại có nội dung và hình thức như thế nào? Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ hơn về mẫu đơn này.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại là gì, mục đích của mẫu đơn?

Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại là văn bản được lập ra để đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại nội dung đơn đăng ký nêu rõ thông tin cá nhân, tổ chức đăng ký, địa bàn hoạt động đăng ký…

Mục đích của đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại: khi tổ chức muốn hành nghề quản lý chất thải nguy hại, tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện để hành nghề quản lý chất thải, tổ chức sẽ phải làm đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được xác nhận đủ điều kiện hành nghề.

2. Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

(Địa danh), ngày … tháng … năm ….

ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(cấp lần đầu/cấp gia hạn/cấp điều chỉnh)

Kính gửi: ………………………………(2)

1.Phần khai chung:

1.1.Tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề:

Địa chỉ văn phòng:………..

Điện thoại:………………… Fax:………………. E-mail:…………..

Tài khoản số:…………… tại:………………

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:……………… ngày cấp:……………….. nơi cấp:…………………………

Giấy đăng ký kinh doanh số:……………… ngày cấp:……………… nơi cấp:………………………………..

Mã số QLCTNH hiện có (trường hợp gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):…………………………….

Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày (trường hợp gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):………

Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):………….

1.2. Cơ sở xử lý CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên (nếu có):………..

Địa chỉ:………..

Điện thoại:……………. Fax:………….. E-mail:………………

Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số:…….. ngày cấp:……………… nơi cấp:……………………

1.3. Đại lý vận chuyển CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày từng đại lý):

Tên (nếu có):…………..

Địa chỉ:…………….

Điện thoại:……….. Fax:……………… E-mail:………..

Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số:……………… ngày cấp:……………… nơi cấp:…………………….

(Trường hợp điều chỉnh Giấy phép thì ghi rõ là cơ sở xử lý hoặc đại lý vận chuyển CTNH đã được cấp phép hay đăng ký bổ sung).

2. Địa bàn hoạt động đăng ký:

Vùng Tỉnh
Ghi tên vùng theo bảng 2 Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi “toàn bộ vùng”
(lưu ý không ghi cấp địa bàn nhỏ hơn tỉnh)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động thì phân biệt rõ địa bàn hoạt động đã được cấp phép và địa bàn hoạt động đăng ký thay đổi, bổ sung).

3.Danh sách phương tiện, thiết bị chuyên dụng đăng ký:

TT Tên phương tiện, thiết bị Số lượng

(đơn vị đếm)

Loại hình

 

(ví dụ: đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp…)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dụng thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung).

4.Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển, xử lý:

TT Tên chất thải Trạng thái
tồn tại
Số lượng (kg/năm) Mã CTNH Phương án xử lý Mức độ xử lý
(rắn/lỏng/bùn) (tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)
Tổng số lượng

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dụng thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung).

4a.Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển để tái sử dụng trực tiếp (nếu có):

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng (kg/năm) Mã CTNH
(rắn/lỏng/bùn)
Tổng số lượng

(Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các CTNH thì phân biệt rõ danh sách CTNH đã được cấp phép và danh sách CTNH đăng ký thay đổi, bổ sung).

5.Mục lục Bộ hồ sơ đăng ký:

………

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp (hoặc cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh) Giấy phép, đồng thời kiểm tra, xác nhận về việc thực hiện các nội dung của Báo cáo và yêu cầu của Quyết định số……… ngày … / … / …… của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án………. (trường hợp Tổng cục Môi trường là CQCP).

……………………….(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:

(1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề;

(2) CQCP tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;

(3) Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề.

4. Những quy định về đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại:

4.1. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

Được quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:

+ Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 bao gồm: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này;

+ Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động.

– Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

– Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

– Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

– Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:

+ Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 02 (hai) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

+ Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học;

+ Nhân sự nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của pháp luật; có hợp đồng lao động dài hạn trong trường hợp không có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương) hoặc không thuộc ban lãnh đạo hoặc biên chế của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại;

+ Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị.

– Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.

– Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.

– Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

– Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có phương án trình cơ quan cấp phép xử lý chất thải nguy hại để xem xét, chấp thuận trước khi triển khai việc cải tạo, nâng cấp.

4.2. Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

+ Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;

+ Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;

+ Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).

– Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý đối với các trường hợp nêu tại Khoản 10 Điều này.

Lên đầu trang