Mẫu đơn xin cấp phù hiệu xe tải và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

Mẫu đơn xin cấp phù hiệu xe tải là gì? Đơn xin cấp phù hiệu xe tải? Hướng dẫn soạn đơn xin cấp phù hiệu xe tải? Quy trình cấp phù hiệu xe tải?

Phù hiệu xe tải là tên gọi khác của giấy phép kinh doanh vận tải được Bộ giao thông vận tải quy định và bắt đầu áp dụng từ tháng 07 năm 2015. Theo như quy định này các phương tiện ô tô kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình và xin cấp Phù hiệu theo một lộ trình nhất định. Đến tháng 07 năm 2018 thì bắt buộc toàn bộ các phương tiện xe tải đều phải có phù hiệu khi tham gia lưu thông.

Mục đích của việc làm ra loại phù hiệu này là nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe, là dấu hiệu giúp cơ quan chức năng cũng như lực lượng cảnh sát giao thông dễ dàng kiểm tra, giám sát phương tiện mà không cần xuất trình giấy phép kinh doanh vận tải. Như vậy xe tải để thực hiện việc lưu thông cần phải xin cấp phù hiệu xe tải. Qua bài viết này Luật LVN Group sẽ cung cấp và hướng dẫn soạn mẫu đơn xin cấp phù hiệu xe tải.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Mẫu đơn xin cấp phù hiệu xe tải là gì?

Mẫu đơn xin cấp phù hiệu xe tải là mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn kèm theo nội dung xin cấp phù hiệu xe tải gửi tới Sở Giao thông vận tải để xin được cấp phù hiệu xe.

Mẫu đơn xin cấp phù hiệu xe tải là mẫu đơn được lập ra để xin được cấp phù hiệu xe tải

2. Đơn xin cấp phù hiệu xe tải:

Tên mẫu đơn: Đơn xin cấp phù hiệu xe tải

Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin cấp phù hiệu xe tải gồm:

Tên đơn vị vận tải:……                         

Số:…. /……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

……, ngày…… tháng……năm…..

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÙ HIỆU XE TẢI

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải tỉnh A

1. Tên đơn vị vận tải:………

2. Địa chỉ:………

3. Số điện thoại (Fax):……

4. Số Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô……… ngày…..tháng….năm…., nơi cấp……

5. Số lượng phù hiệu, biển hiệu chạy xe nộp lại:……

Đề nghị được cấp: Phù hiệu XE TẢI

Danh sách xe đề nghị cấp phù hiệu như sau:

TT Biển kiểm soát Sức chứa Nhãn hiệu xe Nước sản xuất Năm sản xuất Tuyến CĐ (HĐ, DL, taxi, xe tải…)
1

Đại diện đơn vị vận tải

(Ký tên, đóng dấu)

3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp phù hiệu xe tải:

– Tên mẫu đơn: Đơn xin cấp phù hiệu xe tải

– Thông tin đơn vị vận tải

– Địa chỉ

– Số điện thoại (Fax)

– Số Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

– Số lượng phù hiệu, biển hiệu chạy xe nộp lại

– Đề nghị cấp các loại phù hiệu: Biển kiểm soát, Sức chứa, Nhãn hiệu xe, Nước sản xuất, Năm sản xuất, Tuyến CĐ (HĐ, DL, taxi, xe tải…)

4. Quy trình cấp phù hiệu xe tải:

4.1. Thời hạn phù hiệu xe:

Thời hạn phù hiệu xe tùy vào mục đích sử dụng xe được phân chia thành các loại sau:

Đối với các loại xe như: xe chạy tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe container, xe tải, xe chung chuyển thì thời hạn phù hiệu sẽ phải phụ thuộc vào thời gian được ghi trong giấy phép kinh doanh. Và thời hạn giấy phép kinh doanh vận tải  không được quá niên hạn sử dụng của xe (Ví dụ: trường hợp xe còn niên hạn sử dụng là 5 năm thì thời hạn giấy phép kinh doanh vận tải sẽ là 5 năm)

Đối với loại xe như xe nội bộ thì thời hạn phù hiệu xe sẽ có có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

Nếu là loại xe như xe chạy tuyến cố định cấp cho các xe tăng cường trong các dịp Lễ, Tết, kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học thì thường có thời hạn như sau: Đối với dịp Tết Nguyên đán không quá 30 ngày; các ngày Lễ/Tết dương lịch và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng không quá 10 ngày.

4.2. Thủ tục và giấy tờ cần thiết để cấp phù hiệu xe tải:

Để thực hiện thủ tục xin cấp phù hiệu xe tải theo quy định của pháp luật phải tiến hành theo các trình tự sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu xe tải

Hồ sơ cấp phù hiệu xe tải được quy định tại thông tư của Bộ Giao Thông Vận Tải bao gồm các loại giấy tờ sau:

Đối với cá nhân:

– 02 Bản sao giấy đăng ký xe tải có công chứng của địa phương nơi bạn sống. Nếu là xe trả góp, bạn có thể tới ngân hàng cho vay xin giấy sao y có mộc của họ để làm giấy tờ.

– 02 Bản photo công chứng sổ Đăng Kiểm xe có ghi và tích rõ vào ô hộp đen định vị và kinh doanh vận tải (tức là khi đưa xe đi Đăng Kiểm trước đó, xe bạn phải lắp đặt sẵn hộp đen thì mới có dấu tích này).

– 02 Bản sao y bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

– Hợp đồng mua hộp đen định vị có sự nghiệp chứng (dấu mộc) của đơn vị cung cấp.

– 02 Bản sao Chứng minh nhân dân, 2 bản sao bằng lái xe (nếu xe có trọng tải trên 3.5 tấn thì tối thiểu bằng C) và 1 tờ giấy khám sức khỏe của tài xế.

Đối với công ty/tổ chức/doanh nghiệp, ngoài các loại giấy tờ như của cá nhân thì cần cung cấp thêm các loại sau:

– Giấy phép kinh doanh vận tải.

– Hợp đồng dịch vụ vận chuyển với Hợp tác Xã (đối với các xe có tham gia vào hợp tác xã vận tải).

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phù hiệu xe tải

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thực hiện việc tiến hành gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải tại nơi đang sống (cá nhân) hoặc nơi đặt trụ sở chính/chi nhánh (tổ chức/doanh nghiệp). Sở Giao thông vận tải địa phương sẽ là nơi tiếp nhận, giải quyết trực tiếp thủ tục xin cấp phù hiệu cho xe tải.

Bước 3: Đóng Lệ phí cấp phù hiệu xe tải

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, tiến hành gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Giao thông vận tải tại nơi bạn đang sống (cá nhân) hoặc nơi đặt trụ sở chính/chi nhánh (tổ chức/doanh nghiệp). Sở Giao thông vận tải địa phương sẽ là nơi tiếp nhận, giải quyết trực tiếp thủ tục xin cấp phù hiệu cho xe tải.

Bước 4: Nhận phù hiệu xe tải

Sau khi xem xét hồ sơ đã nộp lên đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại cho người đăng ký giấy hẹn lên nhận phù hiệu xe tải. Dựa vào thời gian được ghi trên giấy hẹn, người đăng ký quay lại Sở Giao thông vận tải nơi đã nộp hồ sơ để được nhận phù hiệu xe tải của mình.

Thời gian giải quyết thủ tục cấp phù hiệu xe tải

Theo quy định của pháp luật, thời hạn cấp phù hiệu xe tải tại Sở Giao Thông Vận Tải từ khi nhận hồ sơ đầy đủ sẽ từ:

– 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính;

– 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính.

Với trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để bên làm thủ tục giải quyết.

Lưu ý: Trường hợp phương tiện vận tải có biển số đăng ký tại địa phương đang sinh sống nhưng làm phù hiệu xe tại địa phương khác thì thời gian làm lấy phù hiệu sẽ lâu hơn các trường hợp thông thường do quá trình xác minh và lấy ý kiến giữa Sở giao thông của hai địa phương.

4.3. Quy định về xử phạt cá nhân/tổ chức sở hữu xe không có phù hiệu:

Căn cứ theo điểm c khoản 5 Điều 24 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về mức xử phạt không phù hiệu như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu). Số tiền phạt này cũng áp dụng cho xe sử dụng phù hiệu hết giá trị sử dụng, phù hiệu giả/không do cơ quan thẩm quyền cấp.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 12.000.000 đồng/lần vi phạm đối với những phương tiện bắt buộc phải có hộp đen/thiết bị giám sát hành trình nhưng không lắp đặt.

Ngoài ra việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 01 tháng

Căn cứ theo thông tư 63/2014 của bộ Giao Thông Vận Tải có các quy định sau:

Đơn vị kinh doanh vận tải nội bộ vẫn phải có giấy phép kinh doanh vận tải, trừ trường hợp thuộc một trong các trường hợp sau:

– Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

– Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

– Có từ 05 xe trở lên.

– Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.

Ngoài xử phạt chủ phương tiện thì luật cũng quy định về các mức phạt tiền cho người điều khiển phương tiện không gắn phù hiệu khi tham gia giao thông như:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc gắn phù hiệu hết hạn/giả lên phương tiện.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe.

Ngoài hai điều trên, pháp luật còn quy định xử phạt người giao xe không có phù hiệu cho người điều khiển như: phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với chủ sở hữu là cá nhân và 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với chủ xe là doanh nghiệp khi giao xe không có phù hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Vậy, việc đăng ký phù hiệu xe là rất quan trọng, người đăng ký phù hiệu xe phải chú ý đến thời hạn của phù hiệu xe, thực hiện thủ tục đăng ký xe như luật định. Với những trường hợp điều khiển xe không có phù hiệu thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe!

Lên đầu trang