Mẫu đơn xin xác nhận dân quân tự vệ và hướng dẫn viết đơn mới nhất

Mẫu đơn xin xác nhận dân quân tự vệ là gì? Mẫu đơn xin xác nhận dân quân tự vệ? Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận dân quân tự vệ? Các quy định có liên quan về dân quân tự vệ?

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng tại địa phương không thoát ly sản xuất, là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. Vì lực lượng dân quân tự vệ có mặt ở rất nhiều nơi nên xảy tình trạng một số cá nhân trà trộn, đóng giả làm dân quân tự về nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Để có thể xác định ai là dân quân tự vệ, ai không phải là dân quân tự vệ cần có đơn xin xác nhận dân quân tự vệ.

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Mẫu đơn xin xác nhận dân quân tự vệ là gì?

Mẫu đơn xin xác nhận dân quân tự vệ là mẫu đơn được lập ra bởi cá nhân hoặc tổ chức gửi tới chủ thể có thẩm quyền để xin được xác nhận về dân quân tự vệ.

Đơn xin xác nhận dân quân tự vệ là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (Ban chỉ huy quân sự, Chỉ huy trưởng) xác nhận một hoặc một số cá nhân nhất định thuộc thành phần dân quân tự vệ.

2. Mẫu đơn xin xác nhận dân quân tự vệ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–

……., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN QUÂN TỰ VỆ

Kính gửi: – Ban chỉ huy quân sự xã (phường, thị trấn)……………..;

– Ông…………………. – Chỉ huy trưởng.

(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền như Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn),… )

– Căn cứ Luật dân quân tự vệ năm 2009;

– Căn cứ…

– Căn cứ tình hình thực tế.

Tên tôi là:……               Sinh năm:……

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA…….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:………

Hiện tại cư trú tại:………

Số điện thoại liên hệ:………

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Tên tổ chức/Công ty/… :………

Địa chỉ trụ sở:………

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:…… do Sở Kế hoạch và đầu tư……. cấp ngày…./…./……….

Hotline:……..                  Số Fax (nếu có):………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…….   Chức vụ:………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…. Do CA…….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:………

Hiện tại cư trú tại:………

Số điện thoại liên hệ:……

Căn cứ đại diện:……..)

Xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:

………

(Bạn trình bày về hoàn cảnh, lý do làm đơn, như việc bạn nghi ngờ về tính chính xác của thông tin của một người về việc người này là công dân tham gia dân quân tự vệ tại xã (phường, thị trấn) nên bạn cần xin xác nhận của chủ thể có thẩm quyền để làm căn cứ xác định tính trung thực, chính xác của việc cá nhân này tham gia dân quân tự vệ.).

Vì những lý do sau:

………

(Phần này bạn trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà bạn đưa ra là hợp lý, hợp pháp)

(Công ty) Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét trường hợp trên của ……. và tiến hành xác nhận thông tin dưới đây:

………

(Phần này bạn đưa ra các thông tin mà bạn cần xác nhận, trong đó có thông tin về việc một hoặc một số cá nhân (được nêu rõ danh tính) là công dân tham gia dân quân tự vệ)

(Công ty) Tôi xin cam đoan những thông tin mà (công ty) tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này. Kính mong Quý cơ quan chấp nhận đề nghị trên. (Công ty) Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của…

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận dân quân tự vệ:

Người làm đơn nêu rõ:

– Kính gửi: Ban chỉ huy quân sự xã (phường, thị trấn) nơi cần xác minh dân quân tự vệ; Chỉ huy trưởng đội dân quân tự vệ nơi cần xác minh hoặc Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)…

– Thông tin cá nhân

– Nếu là tổ chức, nêu rõ: tên tổ chức, địa chỉ trụ sở, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp, thông tin người đại diện theo pháp luật.

– Trình bày rõ hoàn cảnh, lý do tại sao cần xin xác nhận dân quân tự vệ.

4. Các quy định có liên quan về dân quân tự vệ:

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

4.1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ:

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.

4.1. Thành phần của Dân quân tự vệ:

1. Dân quân tự vệ tại chỗ.

2. Dân quân tự vệ cơ động.

3. Dân quân thường trực.

4. Dân quân tự vệ biển.

5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

4.3. Nhiệm vụ của dân quân tự vệ:

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

6. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

4.4. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình:

1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.

4.5. Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ:

1. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.

2. Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

3. Giả danh Dân quân tự vệ.

4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.

6. Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.

Lên đầu trang