thường xuyên vi phạm giờ giấc và không báo cáo. Chính vì vậy nên công ty đã cho người này nghỉ việc. Anh ta không những không nghe mà còn khởi kiện chúng tôi tại tòa án. Trong quá trình giải quyết ở tòa, công ty tôi cử đại diện tới để bảo vệ quyền lợi nhưng phán quyết của tòa án lại tuyên chúng tôi thua kiện. Chúng tôi muốn kháng cáo bản án của tòa sơ thẩm có được không? đơn kháng cáo trình bày như thế nào? Mong Luật sư của LVN Group tư vấn. Xin cảm ơn.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2. Luật sư tư vấn:
2.1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Điều 38 Bộ luật lao động quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Do vậy, nếu người lao động của công ty anh đã vi phạm quy định về việc thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng thì công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, người lao động phải không thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động;
– Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;
– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2.2. Kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực
* Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
* Đơn kháng cáo: Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
* Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
* Thời hạn kháng cáo:
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
* Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo. Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
– Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
– Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án.
– Hoặc trong trường hợp người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
2.3. Mẫu đơn kháng cáo vụ án lao động:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: – Tòa án nhân dân ………………………………
Người kháng cáo: Công ty ……………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………..
Người đại diện pháp luật: …………………………………………………………….
Điện thoại: ………………
Chúng tôi là bị đơn trong vụ án …………………………………… đã được Tòa án nhân dân …………………………………………….. xét xử.
Nội dung kháng cáo:
Kháng cáo toàn bộ /một phần bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân …………………………………………….
Trong thời gian làm việc tại công ty, người lao động không thực hiện các nghĩa vụ của người lao động với công ty vi phạm quy định, nội quy lao động của công ty.
– không hoàn thành tốt công tác được giao, không đạt mục tiêu kinh doanh do trưởng bộ phận bàn giao
– Không chấp hành tốt những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động;
– Vi phạm các nội quy lao động của Công ty…
– Trong quá trình điều hành gây thiệt hại cho Công ty;
– Có hành vi lạm dụng vị thế ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế để thu lợi cho cá nhân, cho người mình có liên quan;…
– Có hành vi chuyển dịch cơ hội kinh doanh của Công ty cho người có liên quan, cho công ty, doanh nghiệp mà ở đó mình có lợi ích;…
– Không thực hiện nhiệm vụ của mình một cách trung thực, mẫn cán, không vì lợi ích cao nhất của Công ty;
– Sử dụng tài sản của Công ty thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác….
Như vậy, bà ……………….. đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ điều hành theo quy định của Công ty. Mặc dù Công ty đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà ………………. vẫn không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Công ty.
Do vậy, Công ty đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với bà ………….. là đúng.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng công ty đã thực hiện việc báo trước cho bà …………………. theo thời gian luật quy định.
Từ những căn cứ trên, Công ty chúng tôi đề nghị Tòa án nhân dân …………………… xem xét lại toàn bộ/một phần nội dung bản án sơ thẩm …………………………………… bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty chúng tôi theo đúng quy định của pháp luật.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
…………………., ngày ……… tháng ………..năm ………
CÔNG TY T……………….
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group