1. Đánh người khác bị gãy tay thì xử lý như thế nào ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tùy tính chất, mức độ của hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Thông tin bạn cung cấp vẫn chưa đầy đủ, do đó, chúng tôi chỉ căn cứ trên những thông tin mà bạn cung cấp để tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, mức độ thiệt hại chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, tức không thuộc các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người nào mà cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thứ hai, người hàng xóm cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe cho chú bạn mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
– Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
– Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
– Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
– Có tổ chức;
– Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
– Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
– Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
– Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, nếu người bạn đã đánh chú của bạn mà thuộc một trong các trường hợp trên thì người này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Thứ ba, hành vi đánh chú bạn của người này mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của chú bạn mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trong trường hợp thứ hai, thì người này sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Thứ tư, hành vi đánh chú bạn của người này mà gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của chú mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trong trường hợp thứ hai, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Như vậy, cần phải xem xét tỷ lệ thương tật của chú bạn là bao nhiêu thì mới có thể xác định được người kia có phải bị phạt hình phạt tù hay không? Nếu tỷ lệ thương tật hoặc không đáp ứng được các điều kiện để cấu thành tội cố ý gây thương tích thì người này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trong trường hợp, hành vi của người này đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì chú bạn có quyền làm đơn tố cáo tội phạm đến cơ quan công an. Ngược lại, hành vi chưa đủ để cấu thành tội phạm thì chỉ bị xử lý vi phạm hành chính thì chú bạn có thể làm đơn yêu cầu cán bộ địa phương (chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc chủ thể khác có thẩm quyền) để xử phạt hành chính người này.
Bên cạnh đó, người đánh chú bạn sẽ phải bồi thường cho chú bạn một khoản tiền hợp lý, cụ thể:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
2. Đồng phạm tội đánh người có bị phạt tù không?
Luật sư trả lời:
Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…”
Như vậy, nếu như cơ quan có thẩm quyền giám định tỷ lệ thương tật của người bị đánh không vượt quá giới hạn nêu trên thì bạn có thể yên tâm bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Đánh người cưỡng đoạt tài sản có bị phạt tù ?
>> Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí:1900.0191
Trả lời:
Điều 92 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
Điều 121. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bố bạn mà cơ quan có thẩm quyền có quyết định cho bố bạn được bảo lĩnh hay không.
Trong trường hợp này, dựa trên các tình tiết, mức độ của vụ án và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mà bố bạn sẽ được Tòa án quyết định một mức phạt phù hợp.
Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
“Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
4. Va chạm giao thông lao vào đánh người xử lý như thế nào ?
Luật sư tư vấn:
Trường hợp của bạn đang lưu thông trên đường có va chạm giao thông với 2 thanh niên, 2 thanh niên đó lao vào dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu và dùng tay chân đánh vào người vào mặt bạn.
Như vậy 2 thanh niên trên đã vi phạm vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, căn cứ theo điểm a, khoản 1, điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trong trường hợp này của bạn có tỷ lệ thương tích 10% thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm. Vì mũ bảo hiểm ở đây cũng được coi là hung khí nguy hiểm, căn cứ theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP
2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…
Để tố cáo hành vi cố ý gây thương tích của 2 thanh niên trên bạn hãy viết đơn tố cáo gửi lên cơ quan Công an Xã/phường hoặc gửi lên cơ quan Công an quận/ huyện nơi xảy ra sự việc hoặc nơi bạn đang sinh sống.
3. Mẫu đơn tố cáo hành vi đánh người:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-o0o———–
………………,Ngày…………tháng……….năm…………….
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi cố ý gây thương tích)
Kính gửi: Cơ quan công an quận/huyện………………………………..
Tôi tên là:……………………….……………Sinh ngày:………………..
CMT hoặc Thẻ CCCD số:..…………………….Cấp bởi:……………
……………………………………..………Cấp ngày:…………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………….……………………………
………………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện tại:..……………………………………………………………
Tôi làm đơn này xin trình bày với Cơ quan công an một vụ việc như sau:
Ngày…tháng…..năm……….tôi đang di chuyển trên đường bằng xe máy, mang biển kiểm sát……………………….thì có va chạm giao thông với 2 thanh niên đi cùng chiều. Cú va chạm khiến tôi ngã xuống đường, tôi chưa kịp đứng dậy đã bị 2 thanh niên kia lao vào cầm mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu tôi, cùng với đó dùng tay chân đánh lien tiếp vào người vào mặt tôi. Những có đánh bất ngờ làm tôi bị choáng và đầu chảy rất nhiều máu, mắt và mặt bị bầm tím và xưng. Rất may sự việc được những người đi đường can ngăn thì 2 thanh niên kia mới dừng lại và lấy xe bỏ đi. Tôi được người dân xung quanh đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần đó. Tôi bị thương vùng ngoài đầu với tỷ lệ thương tích là 10%.
Vì vậy tôi viết đơn này kính đề nghị Cơ quan công an xem xét giải quyết, truy tố trách nhiệm hình sự đối với 2 thanh niên trên về hành vi cố ý gây thương tích căn cứ theo điều 104, bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Tôi xin cam đoan đơn tố cáo của tôi là đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tối tố cáo sai sự thật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Gửi kèm theo:
|
Người tố cáo (ký, ghi rõ họ tên) |
5. Đánh người khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
>>Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến gọi:1900.0191
Trả lời:
Hai bên đều có hành vi vi phạm pháp luật, theo đó, Việc người hàng xóm gây thiệt hại cho sức khỏe của mẹ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Nếu tội cố ýgây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà có tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 134 BLHS 2015. Nếu tỉ lệ thương tật của người bị hại dưới 11% thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến Điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 134 BLHS 2015.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group