1.  Đơn đề nghị thành lập hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Thành lập Hội …(1)…

Kính gửi: …(2)…

Ban Vận động thành lập Hội …(1)… trân trọng đề nghị …(2)… xem xét, cho phép thành lập Hội …(1)… như sau:

I. Sự cần thiết và cơ sở thành lập

1. Sự cần thiết

………………………………………. (3)…………………………………………………………….

2. Cơ sở

………………………………………. (4)…………………………………………………………….

II. Tên hội, tôn chỉ, mục đích

1. Tên Hội:

………………………………………. (5)…………………………………………………………….

2. Tôn chỉ, mục đích của Hội

………………………………………. (6)…………………………………………………………….

III. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn

1. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động

………………………………………. (7)…………………………………………………………….

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

………………………………………. (8)…………………………………………………………….

IV. Tài sản, tài chính và trụ sở ban đầu:

1. Tài sản, tài chính đóng góp (nếu có): ………………………………………………………….

2. Nơi dự kiến đặt trụ sở của Hội: ………………………………………………………………….

V. Hồ sơ, gồm:

………………………………………. (9)…………………………………………………………….

Thông tin khi cần liên hệ:

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………………………………………………………………………….

Ban Vận động thành lập Hội đề nghị …(2)… xem xét, quyết định cho phép thành lập Hội …(1)…./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: …

…, ngày … tháng … năm …
TM. BAN VẬN ĐỘNG
TRƯỞNG BAN

(Chữ ký)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên hội dự kiến thành lập;

(2) Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội;

(3) Khái quát thực trạng lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và sự cần thiết thành lập hội;

(4) Bảo đảm theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 5 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan (nếu có);

(5) Tên gọi bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có), tên viết tắt (nếu có) phù hợp với lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và quy định của pháp luật;

(6) Xác định cụ thể tôn chỉ, mục đích phù hợp tên gọi và quy định của pháp luật;

(7) Xác định cụ thể phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính, cơ quan quản lý nhà nuớc về lĩnh vực hội dự kiến hoạt động phù hợp tên gọi, quy định của pháp luật;

(8) Nêu các nhiệm vụ, quyền hạn của hội phù hợp tên gọi và quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);

(9) Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và tài liệu liên quan (nếu có), Trưởng ban Ban Vận động thành lập hội thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

2. Điều kiện thành lập Hội là gì ?

– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

– Có điều lệ.

– Có trụ sở.

– Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3. Các quyền xếp theo cấp bậc

 

Trong những hệ thống chính trị hay pháp lý, những quyền có khuynh hướng được xếp theo cấp bậc như một số quyền thì được nhà nước xem là có giá trị bảo vệ hơn hơn các quyền khác. Quyền tự do lập hội thường được xếp ở bậc cao nhất. Tuy nhiên, quan điểm thực của việc ấn định các giá trị liên quan đến các quyền bằng cách chia thành cấp bậc thì đang được tranh cãi.

Những ai xem quyền lập hội tồn tại ở bậc cao nhất thường thừa nhận rằng đất nước đó có thể cấm đoán một cách hợp pháp các nhóm ủng hộ khủng bố hay bạo động.

Chính điều này đã làm cho quyền tự do lập hội có liên hệ mật thiết với quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, trong khi một số người có thể được cho phép bào chữa cho tội giết tổng thống, số khác thì lại không được cho phép trở thành thành viên của nhóm tìm cách đạt được mục đích này.

Quyền tự do lập hội với mục đích để phản đối thì thường trái luật bảo vệ sự an toàn công cộng, ngay cả ở những nước dân chủ: ở nhiều thành phố, cảnh sát có quyền giải tán bất cứ đám đông nào (ngay cả những đám đông những người phản đối chính trị) đe dọa sự an toàn công cộng hoặc những đám đông mà cảnh sát không kiểm soát được. Đó là ý tưởng nhằm ngăn ngừa bạo động. Thông thường, luật địa phương yêu cầu các nhà tổ chức phản đối phải được sự cho phép trước nếu cuộc diễu hành đã được định liệu. Tuy nhiên, đơn xin cho phép đó có thể bị từ chối. Quyền này thường bị các nhà làm luật lạm dụng nếu các cuộc phản đối nếu nó không phổ biến trong cộng đồng hay ở chính quyền địa phương. Quá trình cho phép ở một số thành phố tốn rất nhiều thời gian, việc tổ chức, và ngay cả tiền bạc trước khi có được sự cho phép và lúc đó thì các giới hạn về vấn đề, thời gian và địa điểm cho phép cũng có thể được thêm vào.

4. Thủ tục thành lập hội

Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).

– Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

– Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

– Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

– Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

Thành lập Hội cần thực hiện 02 (hai) bước. Trong đó:

Bước 1: Lập Ban vận động thành lập Hội

Hồ sơ thành lập hội gồm:

a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;

b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn

Đơn vị cấp phép thành lập hội:

a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;

b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;

Thời gian thực hiện thủ tục mở hội: 30 ngày

 Bước 2: Thành lập Hội

 Hồ sơ gồm:

a) Đơn xin phép thành lập hội.

b) Dự thảo điều lệ.

c) Dự kiến phương hướng hoạt động.

d) Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

đ) Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

f) Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Đơn vị cấp phép

a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Thời gian: 60 ngày

5. Mục đích chủ yếu của việc thành lập phường hội ?

– Bảo đảm sự đồng đều và quyền lợi trong việc sản xuất cũng như trong khâu mua nguyên liệu và bán sản phẩm, tránh sự cạnh tranh lẫn nhau giữa những thợ thủ cổng cùng nghề.
” Bảo vệ sự độc quyền về nghềnghiệp của mình chống sự cạnh tranh củanhững nông nô không ngừng chạy vào thành thị và cũng làm nghề đó.
– Đoàn kết với nhau nhằm chống lại sự hạch sách và cướp bóc của lãnh chúa phong kiến.
Phường hội là tổ chức của những người thợ thủ công cùng ngành nghề trong một thành phố. Tuy vậy, có nơi do sự phát triển của việc phân công lao động, một nghềlớn lại chia thành nhiêu nghề khác nhau thì mỗi nghề mới này lại lập thành một phưởng hội riêng. Ví dụ : nghề gia công kim loại có các phưởng hội như phưởng thợ rèn dao kéo, phưởng thợ làm vũ khí, phưởng thợ đúc nồi ; hoặc như ngành dệt len dạ gồm các phưởng hội như phưởng thợ kéo sợi, phưởng thợ dột, phưởng thợ nhuộm.
Thành viên của các phường hội là những người thợ cả đồng thời là người chủ của các xưởng thủ công gia đình. Họ làm việc cùng với vợ con và những thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra trong xưởng của họ còn có một số ngưởi thợ bạn và vài ngưởi thợ học việc. Thợ cả, thợ bạn, thợ học việc tạo thành một hệ thống đảng cấp trong tầng lớp thợ thủ cổng. Trong giai đoạn dầu, khi phưởng hội mới thành lập, muốn trở thành thợ cả, mọi ngưởi thợ thủ công đều phải trải qua thởi kì học việc và mấy năm làm thợ bạn. Đến khi tay nghề đã thành thạo, được phưởng hội thừa nhận, thợ bạn mới có thể tách ra lập xưởng riêng do mình làm thợ cả và mới có thể gia nhập phưởng hội.
Phường hội có tổ chức và quy chế rất chặt chẽ. Mỗi phường hội có một người cầm đầu gọi là Trùm phường do đại hội các thành viên bầu ra. Trùm phưởng có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quy chế của phưởng hội, xử lí những vụ vi phạm, giải quyết những xích mích giữa các thành viên v.v… Quy chế của phường hội cũng do đại hội các chủ xưởng thảo ra, trong đó bao gồm những quy định rất chặt chẽ và chi tiết về các mặt:
– Quy mô sản xuất, bao gồm các khâu như số lượng công cụ lao động số lượng thợ bạn và thợ học việc, thởi gian lao động hàng ngày.
– Điều kiện để nhận thợ. học việc, thởi gian học việc và thởi gian làm thợ bạn, chế độ thù laođối với thợ học việc và thợ bạn.
– Chất lượng và quy cách sản phẩm, giá bán sản phẩm v.v…

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group