Mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây mới nhất

Mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây là gì? Mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng? Hướng dẫn viết  đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng dùng để làm gì? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng? Quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình?

Cùng với hoạt động thi công xây dựng công trình, hoạt động giám sát luôn được thực hiện song song nhằm đảm bảo các doanh nghiệp đơn vị thi công thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết của chủ đầu tư. Những người hoạt động trong tổ chức này cần phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công – bản đánh giá vắn tắt của Sở xây dựng hoặc Bộ xây dựng nhằm công nhận những cá nhân này có đủ điều kiện để tham gia hoạt động giám sát.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng là gì?

Mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đăng ký về việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân của người làm đơn, lĩnh vực giám sát…

Chứng chỉ hành nghề là Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.

Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng được cấp trong các lĩnh vực như: giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình, giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.

Mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng là mẫu đơn  dùng để gửi lên các cơ quan tổ chức có thẩm quyền như : Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng có phạm vi hoạt động trong cả nước được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề…để xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

2. Đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng mới nhất:

Công ty Luật LVN Group mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết  mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình tại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

_____________

.…, ngày …tháng … năm …

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Kính gửi: (1)

1. Họ và tên:(2)

2. Ngày sinh:…

3. Nơi sinh:…

4. Quốc tịch:…

5. Số chứng minh nhân dân:… ngày cấp: … nơi cấp: …

Hoặc số hộ chiếu (đ/v người nước ngoài): … ngày cấp: … nơi cấp: …

6. Địa chỉ thường trú:…

– Địa chỉ tạm trú (nếu có):…

7. Trình độ chuyên môn: (3)

+ Cao học, đại học: … (ghi rõ tên văn bằng, chuyên ngành), số….. cấp ngày….., do ……(ghi tên cơ sở đào tạo) cấp.

+ Cao đẳng, trung học: …. (ghi rõ tên văn bằng, chuyên ngành), số….. cấp ngày….., do ……(ghi tên cơ sở đào tạo) cấp.

+ Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát: …(ghi nội dung được đào tạo, bồi dưỡng) số .. ngày … do …(ghi tên cơ sở đào tạo) cấp.

+ Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đã được cấp (nếu có) số: …… ngày ……. do … (ghi tên tổ chức cấp chứng chỉ) cấp.

8- Kinh nghiệm nghề nghiệp: (4)

– Thời gian đã tham gia hoạt động xây dựng (Tham gia thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng): … năm (Từ ngày… tháng… năm… đến ngày …tháng …năm…)

+ Thiết kế: ….. năm (Từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…)

+Thi công: ….. năm (Từ ngày….tháng năm… đến ngày…tháng…năm…)

+ Giám sát: …. năm (Từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…)

– Số lượng công trình đã tham gia: ……. công trình.

+ Thiết kế:

* Tham gia: … công trình

* Chủ trì, chủ nhiệm: … công trình.

Thi công: … công trình.

+ Giám sát: … công trình.

Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình với các nội dung sau: (5)

– Loại công trình:…

– Lĩnh vực giám sát:…

Tôi cam đoan không phải là công chức đang làm công việc quản lý hành chính Nhà nước; có đủ năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật; chưa có hành vi gây ra sự cố làm hư hỏng công trình, làm giảm chất lượng công trình trong hoạt động xây dựng. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết hành nghề trong hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan./.

  Người làm đơn

 (Ký và ghi rõ họ và tên)

3. Hướng dẫn soạn đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

(1). Điền rõ tên cơ quan nộp đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng theo hạng I,II,III.

(2). Điền đầy đủ các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, số CMND/CCCD, số điện thoại, địa chỉ,…

(3). Điền trình độ chuyên môn. Ghị rõ tên văn bản, chuyên ngành; ghi tên cơ sở, tổ chức cấp chứng chỉ đào tạo,…

(4). Kinh nghiệm nghề nghiệp.

(5). Đề nghị được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình với:

– Lĩnh vực giám sát như: Lĩnh vực giám sát thi công công trình dân dụng và công nghiệp, HTKT; Lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị công trình; Lĩnh vực giám sát công trình giao thông; Lĩnh vực giám sát thi công công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

– Loại công trình:….

4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

Các cá nhân muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nơi cư trú hợp pháp, đạt yêu cầu sát hạch,… thì còn cần phải đáp ứng những yêu câu khác như: trình độ chuyện môn và thời gian kinh nghiệm như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD thì để được cấp giấy chứng chỉ hành nghề giám sát công trình xây dựng thì bạn phải đáp ứng các điều kiện về trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ, cụ thể:

“Điều 16. Trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm

Trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 6 Thông tư này và hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề xem xét, đánh giá năng lực thực tế đối với từng lĩnh vực dưới đây để Chủ tịch Hội đồng quyết định, cụ thể:

…4. Đối với lĩnh vực hành nghề giám sát thi công xây dựng

a) Giám sát công tác xây dựng: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế, thi công, giám sát công tác xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình loại đó.

b) Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ”: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành như điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, Điều hòa không khí, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng và các chuyên ngành phù hợp khác, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm tham gia giám sát các công việc thuộc các chuyên ngành này thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề với nội dung giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này.”

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP cũng có quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Theo đó, tùy thuộc vào  trình độ đào tạo thì đáp ứng các điều kiện về thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế, thi công, giám sát công trình để được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình loại đó. Cụ thể:

– Đối với công trình hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

– Đối với công trình hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

– Đối với công trình hạng III: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp III hoặc 02 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Trong đó về phạm vi hoạt động với chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng được xác định theo các loại công trình, cụ thể:

“Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

…3. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”

5. Quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình:

Thủ tục mà các cá nhân cần thực hiện để có thể được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm có các bước:

Bước 1: Các cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điều 55 nghị định 100/2018/NĐ -CP.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của sở xây dựng hoặc cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng.

Bước 3: Tiến hành thi sát hạch. Nếu học viên đạt kết quả sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát theo thứ hạng đăng ký

Bước 4: Nhận chứng chỉ tại bộ phận đã nộp hồ sơ.

Lên đầu trang