Đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất là gì? Mục đích của đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất? Mẫu đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 2021? Hướng dẫn viết đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất? Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất?
Phát triển sản xuất, thoát đói, thoát nghèo luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta. Nhà nước luôn có những chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân, nhằm nâng cao khả năng sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Để tham gia vào những dự án hỗ trợ sản xuất đó, thì người dân cần có đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giới thiệu và hướng dẫn viết đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.
1. Đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất là gì?
Đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất là văn bản của người dân gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.
2. Mục đích của đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
Đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thể hiện mong muốn được tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước, thể hiện những nội dung, chi phí dự tính mà người dân tính toán theo hướng dẫn của thôn, và đây chính là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý để người dân có mong muốn tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.
3. Mẫu đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
Kính gửi: Ủy ban Nhân dân xã……….
Tôi là: ……., sinh năm ……….. là chủ hộ (hoặc đại diện cho hộ)
Nơi ở hiện nay: thôn (bản, ấp)……….., xã……, huyện…….tỉnh…..
Gia đình tôi đã được lựa chọn tham gia thực hiện kế hoạch năm …. Từ nguồn hỗ trợ của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất;
Sau khi được hướng dẫn về nội dung hỗ trợ của dự án, điều kiện tham gia cũng như quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia dự án, gia đình tôi đăng ký thực hiện như sau: (ghi cụ thể nội dung, dự kiến kinh phí tham gia theo hướng dẫn của thôn)
……..
Tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của nhà nước và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện các nội dung đã đăng ký.
……, ngày….tháng….năm…
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của thôn
4. Hướng dẫn viết đơn đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
– Phần kính gửi: ghi tên Ủy ban nhân dân xã mà hộ gia đình đăng ký tham gia thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất.
– Tên và năm sinh của chủ hộ ghi theo Giấy Khai sinh, Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
– Ghi đúng nơi ở hiện nay theo thôn, xã, huyện, tỉnh
– Điền năm tham gia thực hiện kế hoạch
– Ghi nội dung mà gia đình đăng ký
– Cuối đơn cần ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn.
5. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
Tại Quyết định số Số: 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016- 2020 có các nội dung về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất như sau:
5.1. Dự án hỗ trợ sản xuất trong chương trình 30a
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Mục tiêu:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
+ Đối tượng:
Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;
Tổ chức và cá nhân có liên quan;
Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,… thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.
+ Nội dung hỗ trợ:
– Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y…; Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;
Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.
5.2. Dự án hỗ trợ sản xuất trong chương trình 135
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn
+ Mục tiêu:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
+ Đối tượng:
Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;
Tổ chức và cá nhân có liên quan;
Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,… thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.
+ Nội dung hỗ trợ:
. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản,…;
Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: cải tạo đất sản xuất, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.
5.3. Dự án hỗ trợ cho các xã ngoài hai chương trình trên
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135
– Mục tiêu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
– Đối tượng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư;
+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,… thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.
– Nội dung hỗ trợ:
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y;
+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến tiêu thụ sản phẩm;
+ Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.
5.4. Các bước thực hiện dự án
Theo Điều 6 Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020
Dự án có quy mô cấp xã, thôn, bản, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì xây dựng dự án theo 4 bước sau:
Bước 1: Tuyên truyền, phổ biến dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế sẽ thực hiện trên địa bàn
Đối tượng thực hiện: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Trưởng thôn, bản.
Đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng khác có liên quan.
Cách thức tiến hành: Thông báo bằng văn bản đến các đối tượng hưởng chính sách hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 2: Tổ chức họp lấy ý kiến về nội dung dự án và lập danh sách đối tượng tham gia dự án
Chủ trì cuộc họp: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Trưởng thôn, bản.
Thành phần tham gia: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng khác có liên quan.
Cách thức tiến hành: Tổ chức họp cấp thôn, bản (có ít nhất 2/3 số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia) để thảo luận lựa chọn nội dung dự án, danh sách đối tượng tham gia dự án (hộ tham gia dự án phải đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC, có cam kết thực hiện đúng các quy định của dự án, đối ứng kinh phí để triển khai dự án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC); doanh nghiệp, hợp tác xã cam kết liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (nếu có).
Lập biên bản họp thôn, bản theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Bước 3: Xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
Đối tượng thực hiện: Cán bộ được Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ.
Cách thức thực hiện: Tổng hợp biên bản của các cuộc họp thôn, bản để xây dựng dự án theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Bước 4: Phê duyệt dự án
Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án. Tài liệu trình gồm có: Tờ trình phê duyệt dự án; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Biên bản họp thôn, bản và bảng tổng hợp danh sách đối tượng tham gia dự án.
Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án theo quy định; thời gian tối đa 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài liệu của Ủy ban nhân dân cấp xã.