Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế là gì? Khi nào cần soạn thảo đơn đề nghị giảm mức phạt thuế? Mẫu đơn đề nghị giảm mức phạt thuế 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị giảm mức phạt thuế chi tiết nhất? Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật thuế? Thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế?
Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Từ ngày 05/12/2020, Nghị định NĐ 125/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn sẽ có hiệu lực. Theo đó, mức phạt về thuế từ ngày này cũng có nhiều thay đổi.
Khi xảy ra những sai phạm trong quá trình chấp hành pháp luật về thuế, cá nhân tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy trong những trường hợp nào đối tưởng vi phạm pháp luật về thuế được giảm mức phạt? Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế là gì? Thủ tục xin giảm mức phạt thuế được tiến hành ra sao?
1. Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế là gì?
Miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Điều 46 Chương VI Thông tư 156/2013 ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính xác định cụ thể nội dung và trình tự công việc cơ quan thuế, công chức thuế thực hiện giải quyết miễn thuế, giảm thuế theo quy định.
Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế là đơn được soạn thảo nhằm mục đích xin đề nghị giảm mức phạt thuế đối với đối tượng là cá nhân, tổ chức bị phạt vi phạm về thuế. Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
2. Khi nào cần soạn thảo đơn đề nghị giảm mức phạt thuế?
Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế
1. Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo có quyền đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại; chi phí khám, chữa bệnh.
3. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do đề nghị miễn, giảm tiền phạt; thu nhập của cá nhân, hộ gia đình; xác định giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh hiểm nghèo; số tiền phạt đề nghị được miễn, giảm.
b) Trường hợp thiệt hại về tài sản, chi phí chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm bồi thường (nếu có) phải kèm theo bản sao có xác nhận công chứng về bồi thường thiệt hại, về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có). Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có).
c) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản thiệt hại. Trường hợp, cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì chỉ cần có kết quả xác định về bệnh hiểm nghèo của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cá nhân khám, chữa bệnh; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ theo quy định.
4. Thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt
Cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có quyền xem xét quyết định miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
3. Mẫu đơn đề nghị giảm mức phạt thuế mới nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***—–
…………, ngày……….tháng ……..năm ……
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ MIỄN (GIẢM) THUẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính)
Kính gửi:(Tên cơ quan thuế)……..
Tên người nộp thuế:……..
Mã số thuế: ………..
Địa chỉ: ………
Quận/huyện:……… Tỉnh/thành phố:……….
Điện thoại: …….
Fax: ………..
E-mail: …….
Đề nghị được miễn (giảm) thuế với lý do và số thuế miễn (giảm) cụ thể như sau:
1. Lý do đề nghị miễn (giảm) thuế:……..
(Ghi rõ loại thuế đề nghị miễn (giảm); căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế để đề nghị miễn (giảm) thuế: thuộc đối tượng, trường hợp được miễn (giảm) nào, lý do cụ thể như: thu nhập thấp, nghỉ kinh doanh, thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ (ghi cụ thuể số tài sản bị thiệt hại, số lỗ)… Trường hợp đề nghị miễn (giảm) thuế tài nguyên thì cần ghi rõ thêm loại tài nguyên, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ).
2. Xác định số thuế được miễn:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT | Loại thuế đề nghị miễn(giảm) | Kì tính thuế | Số tiền thuế đề nghị miễn(giảm) | Số tiền thuế đã nộp (nếu có) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
3. Tài liệu gửi kèm: (ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao)
(1) ………
(2) ………
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn:
Xác nhận của cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng:
(đối với cá nhân, hộ gia đình)
NGƯỜI NỘP THUẾHOẶCĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị giảm mức phạt thuế chi tiết nhất
Phần kính gửi: Ghi tên cơ quan thuế ra quyết định xử phạt
Phần nội dung: thông tin người xin giảm mức phạt thuế gồm: Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại,…khai báo chính xác, trung thực
Phần lý do xin giảm mức phạt vi phạm pháp luật thuế: (Ghi rõ loại thuế đề nghị miễn (giảm); căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế để đề nghị miễn (giảm) thuế: thuộc đối tượng, trường hợp được miễn (giảm) nào, lý do cụ thể như: thu nhập thấp, nghỉ kinh doanh, thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ (ghi cụ thuế số tài sản bị thiệt hại, số lỗ)… Trường hợp đề nghị miễn (giảm) thuế tài nguyên thì cần ghi rõ thêm loại tài nguyên, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ).
Đính kèm tài liệu tại mục 3.
5. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật thuế
Phạt cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Phạt tiền
– Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế:
+ Phạt theo số tiền tuyệt đối tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư 166/2013/TT-BTC là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, còn mức phạt tiền đối với cá nhân (hộ gia đình) bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức
+ Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung phạt tiền được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu cộng với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu còn tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.
– Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:
Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn. Mức phạt tiền được áp dụng cho người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.
– Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.
– Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 Thông tư 166/2013/TT-BTC.
(Căn cứ pháp lý: Thông tư 166/2013).
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Điều 13, người nộp thuế vi phạm các quy định tại Mục 2 Chương này thì còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước nếu đã quá thời hiệu quy định tại Điều 7 Thông tư 166/2013/TT-BTC;
– Buộc tiêu hủy hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán in, phát hành trái quy định của pháp luật, trừ hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán là tang vật phải lưu giữ làm chứng cứ xử lý vụ việc vi phạm.
6. Thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế
Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt
– Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 37 về miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế phải có đơn đề nghị miễn, giảm phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt và hồ sơ kèm theo gửi người ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải chuyển đơn kèm theo hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt để xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt.
– Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt phải xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt biết; Trường hợp, người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt không đồng ý với việc miễn, giảm tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
– Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đã hết thời hiệu giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi người vi phạm pháp luật về thuế gánh chịu những hình phạt hành chính nếu xuất hiện một trong số những tình tiết giảm nhẹ nêu trên thì tiến hành viết đơn đề nghị giảm mức phạt thuế. Đơn xin giảm mức phạt thuế là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.