Công ty luật LVN Group cung cấp dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại để giải đáp các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư nước ngoài, thuế, đất đai vàtranh tụng tại tòa án. Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp:
.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ của tổ hợp tác
————————————————————–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Kính gửi: UBND huyện/quận/thị xã/thành phố…………………..
Tôi là: ……………………………………………………. Nam/Nữ:……………………………………………….
(ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa)
Sinh ngày:……../……./………….Dân tộc…………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:………………………………………………………………….
Cấp ngày:……../……./…………….Nơi cấp:………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại (nếu có):………………. Di động (nếu có):………………………………………………………..
Fax (nếu có):………………………. Email (nếu có):……………………………………………………………
Là đại diện của tổ hợp tác …….. …….. đề nghị được hỗ trợ[1] nội dung sau:
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Thay mặt toàn thể tổ viên tổ hợp tác, cam kết nhu cầu hỗ trợ trên đây là hoàn toàn cần thiết cho tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
Nếu sai sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Xác nhận của UBND xã, |
…….,ngày…..tháng…..năm……. |
——————————
2. Xác nhận Đơn đề nghị hỗ trợ Tổ hợp tác
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND cấp xã.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn làm lại hồ sơ.
Bước 3: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết ở UBND cấp xã. Cán bộ trả kết quả yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả và trao kết quả cho người nhận.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả- UBND cấp xã
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị hỗ trợ Tổ hợp tác (theo mẫu quy định).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã
Kết quả thực hiện TTHC: Xác nhận Đơn
Phí, lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hỗ trợ
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
3. Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác
Thành viên tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
– Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
– Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
– Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
– Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
4. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác
Quyền của thành viên tổ hợp tác:
– Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác.
– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
– Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác:
– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác.
– Góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
5. Quy trình bổ sung thành viên tổ hợp tác
Điều 10 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định:
Thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận quy trình, điều kiện bổ sung thành viên và ghi vào hợp đồng hợp tác. Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định, thành viên tổ hợp tác được bổ sung theo quy trình sau:
– Cá nhân, pháp nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này, có nguyện vọng gia nhập tổ hợp tác, viết đơn hoặc thể hiện nguyện vọng trực tiếp với tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền).
– Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) tổ chức lấy ý kiến thành viên tổ hợp tác, trực tiếp hoặc gián tiếp, về vấn đề bổ sung thành viên tổ hợp tác.
– Cá nhân, pháp nhân được công nhận tư cách thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác đồng ý bổ sung và ghi tên vào hợp đồng hợp tác.
6. Chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác
Chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác được quy định tại Điều 11 Nghị định 77/2019/NĐ-CP:
– Tư cách thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
Việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động, kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.
+ Thành viên tổ hợp tác là cá nhân chết, hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Nghị định này;
Nếu những người thừa kế có nguyện vọng tham gia tổ hợp tác và được đa số các thành viên tổ hợp tác chấp nhận theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này thì được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan;
+ Thành viên tổ hợp tác là pháp nhân chấm dứt tồn tại, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này;
Trường hợp thành viên tổ hợp tác là pháp nhân bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi thì việc kế thừa phần đóng góp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật khác có liên quan.
+ Thành viên tổ hợp tác tự nguyện rút khỏi tổ hợp tác theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này;
Thành viên tổ hợp tác có quyền rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
+ Thành viên tổ hợp tác vi phạm nghiêm trọng quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.
– Thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định, quy trình chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác và ghi vào hợp đồng hợp tác. Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định cụ thể, việc chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
+ Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) tổng hợp và đề xuất danh sách các thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên tại cuộc họp thành viên gần nhất để các thành viên tổ hợp tác xem xét, quyết định;
+ Tư cách thành viên tổ hợp tác sẽ bị chấm dứt nếu có hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành và được ghi vào biên bản cuộc họp, ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) số thành viên tán thành;
+ Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác thông báo cho toàn thể thành viên tổ hợp tác về việc chấm dứt tư cách thành viên, gạch tên thành viên ra khỏi tổ hợp tác trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp thành viên tổ hợp tác.
– Quyền và nghĩa vụ của các thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên được các thành viên tự thỏa thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác. Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định thì thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
– Trường hợp thành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan.
– Việc chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
7. Thành lập tổ hợp tác
Điều 12 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 12. Thành lập tổ hợp tác
1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động.
2. Các nội dung chính về thành lập và tổ chức, hoạt động tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác.
3. Sau khi các thành viên tổ hợp tác ký tên vào hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác gửi thông báo về việc thành lập tổ hợp tác (Mẫu I.01) kèm theo hợp đồng hợp tác (Mẫu I.02) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.
4. Trường hợp tổ hợp tác thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giá trị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợp tác gửi thông báo (Mẫu I.01) tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã lập sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (Mẫu II.01); cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.