Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ chi tiết nhất hiện nay

Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ là gì? Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ? Hướng dẫn viết đơn? Các thông tin liên quan?

Luận văn thạc sĩ Là chuyên khảo chuyên sâu về một vấn đề như quản lý, khoa học – công nghệ, kỹ thuật. Nhằm chứng tỏ người học đã có một lượng kiến thức lớn, nắm được các phương pháp nghiên cứu và đã có những kỹ năng thực tiễn về vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ, người nghiên cứu luận văn muốn thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ vì thấy nó không còn phù hợp và muốn chuyển qua một nghiên cứu mới, hay đơn giản là muốn đổi tên đề tài…thì cần phải làm gì? Mẫu đơn đè nghị thay đổi luận văn thạc sĩ ra sao? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc nhũng thông tin cần thiết nhất.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ là gì?

Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ là mẫu đơn với các thông tin cần thay đổi luận văn thạc sĩ với một lí do cần thay đổi nào đó của người tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ 

Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ để gửi lên để các phòng ban quản lý xem xét đề nghị thay đổi thực hiện luận văn, học viên cần ghi rõ nguyện vọng muốn thay đổi một trong các phần sau: điều chỉnh tên đề tài, thay đổi cán bộ hướng dẫn hay gia hạn thời gian thực hiện luận văn. Trong phần nội dung chính, học viên cần điền đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, mã số học viên, chuyên ngành đào tạo, khóa học cùng với lý do muốn thay đổi thực hiện luận văn.

2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

………., ngày…tháng…năm…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Điều chỉnh tên đề tài/ Thay đổi Cán Bộ hướng dẫn/ Gia hạn thời gian thực hiện LV

Họ tên học viên:….. MSHV:……….

Ngày sinh:…. Nơi sinh:…………

Chuyên ngành:……. Khóa:……..

Yêu cầu:……

Giải trình lý do:…………..

Phòng QLKH – ĐTSĐH

Khoa quản lý chuyên ngành

Cán Bộ hướng dẫn

Học viên

(ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dân làm đơn:

– Ghi các nội dung đầy đủ

– Họ tên, ngày sinh, ngành, MSHV cần ghi chính xác

– nêu và trình bày lí do muốn thay đổi thực hiện Luận văn thạc sĩ

– Nêu rõ phần cần thay đổi là gì?

– xin ý kiến của khoa quản lý chuyên ngành, cán bộ hướng dẫn, phòng QLKH đào tạo sau đại học

4. Các thông tin liên quan:

Đề nghị Thay đổi luận văn thì tùy theo nhu cầu thay đổi của người tiến hành luận văn như: điều chỉnh tên đề tài, thay đổi cán bộ hướng dẫn hay gia hạn thời gian thực hiện luận văn …

Các trường hợp muốn thay đổi đề tài luận văn:

Đề tài luận văn thạc sĩ được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ Ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT như sau:

+ Đề tài luận văn do trưởng đơn vị chuyên môn công bố hoặc do học viên đề xuất, có đề cương nghiên cứu kèm theo, được người hướng dẫn và trưởng đơn vị chuyên môn đồng ý;

+ Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài cho học viên và cử người hướng dẫn trước khi tổ chức bảo vệ luận văn ít nhất 6 tháng, trên cơ sở đề nghị của trưởng đơn vị chuyên môn và trưởng đơn vị quản lý đào tạo sau đại học;

+ Việc thay đổi để tài trước khi tổ chức bảo vệ luận văn do thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định, trên cơ sở đơn đề nghị của học viên, được người hướng dẫn và trưởng đơn vị chuyên môn đồng ý. Việc thay đổi đề tài trong những trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định.

Các trường hợp thay đổi người hướng dẫn luận văn thạc sĩ:

Hướng dẫn luận văn thạc sĩ được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ Ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT như sau:

+ Mỗi luận văn có một hoặc hai người h­ướng dẫn. Tr­ường hợp có hai người hướng dẫn, trong quyết định giao đề tài và cử người hướng dẫn cần ghi rõ người h­ướng dẫn thứ nhất và người hướng dẫn thứ hai;

+ Người có chức danh giáo sư­ được hướng dẫn tối đa 7 học viên; người có học vị tiến sĩ khoa học hoặc có chức danh phó giáo sư­ được hướng dẫn tối đa 5 học viên; người có học vị tiến sĩ từ 1 năm trở lên được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian, kể cả học viên của cơ sở đào tạo khác;

+ Riêng đối với luận văn thuộc chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng thì người hướng dẫn thứ hai có thể là người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng ngành đào tạo và có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm công tác thực tế thuộc lĩnh vực của đề tài; được hướng dẫn tối đa 2 học viên trong cùng thời gian, tính trong tất cả các cơ sở đào tạo có tham gia hướng dẫn.

Ngoài ra các thay đổi khác cũng được quy định tại điều 30 Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ Ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT như sau:

Về việc Thẩm định luận văn:

– Thành lập hội đồng thẩm định

+ Khi có đơn tố cáo đúng quy định của Luật Tố cáo, có căn cứ rõ ràng cho thấy luận văn không đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 Quy chế này hoặc khi thấy cần thiết, thủ trưởng cơ sở đào tạo thành lập hội đồng thẩm định luận văn. Số lượng, yêu cầu đối với thành viên hội đồng thẩm định luận văn theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 28 Quy chế này; trong đó, nếu có thành viên thuộc cơ sở đào tạo thì tối đa không quá hai người; thành viên hội đồng thẩm định không trùng với hội đồng đánh giá luận văn.

– Thẩm định luận văn

+ Trước khi họp hội đồng thẩm định, các thành viên hội đồng có bản nhận xét về sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn, sự phù hợp với chuyên ngành; sự không trùng lặp về đề tài, nội dung, kết quả nghiên cứu với các công trình đã được công bố; tính trung thực, minh bạch trong trích dẫn tư liệu; bố cục và hình thức trình bày; nội dung, phương pháp, kết quả, ý nghĩa, độ tin cậy của các kết quả đạt được; đánh giá thành công và hạn chế của luận văn, khẳng định mức độ đáp ứng yêu cầu của một luận văn thạc sĩ;

+ Việc thẩm định luận văn được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 29 Quy chế này;

+ Tác giả luận văn, người hướng dẫn, thành viên hội đồng đánh giá luận văn không tham dự phiên họp của hội đồng thẩm định nhưng được cơ sở đào tạo thông báo và có thể gửi ý kiến, cung cấp tài liệu (nếu có) tới hội đồng thẩm định.

– Xử lý kết quả thẩm định luận văn không đạt yêu cầu

Nếu hội đồng thẩm định kết luận luận văn không đạt yêu cầu thì thủ trưởng cơ sở đào tạo dừng việc cấp bằng hoặc thu hồi, hủy bỏ bằng thạc sĩ đã cấp (nếu có) do học viên chưa đủ điều kiện tốt nghiệp. Những trường hợp luận văn không đạt yêu cầu không vì lý do sao chép bất hợp pháp thì quyền và trách nhiệm của học viên giải quyết như sau:

+ Trường hợp chưa bảo vệ lại luận văn, đề tài vẫn cần thiết nghiên cứu thì học viên được chỉnh sửa, bổ sung và bảo vệ lại luận văn trước hội đồng thẩm định theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 29 Quy chế này. Trường hợp đã hết thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này thì học viên được gia hạn tối đa không quá 3 tháng;

+ Trường hợp đã bảo vệ lại luận văn hoặc đề tài không cần thiết tiếp tục nghiên cứu, nếu học viên có nguyện vọng thì thủ trưởng cơ sở đào tạo giao đề tài mới. Trường hợp đã hết thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điểm c, Khoản

Điều 3 Quy chế này thì học viên được thực hiện đề tài mới trong thời gian tối đa 6 tháng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức đánh giá luận văn theo các quy định tại Khoản 2, Điều 27; Điều 28 và các khoản 1, 2, 4 Điều 29 Quy chế này;

– Kinh phí cho việc chỉnh sửa, bổ sung luận văn, thực hiện và bảo vệ đề tài mới do học viên tự chi trả.

Tại khoản 3 điều 29 Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ Ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT về đánh giá luận văn quy định:

3. Trong trường hợp luận văn không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung luận văn để bảo vệ lần thứ hai trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bảo vệ luận văn lần thứ nhất; không tổ chức bảo vệ luận văn lần thứ ba. Nếu học viên có nguyện vọng thì thủ trưởng cơ sở đào tạo giao đề tài mới. Trong trường hợp này, không tổ chức bảo vệ lại nếu luận văn không đạt yêu cầu. Thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo phải theo đúng quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này. Kinh phí cho việc chỉnh sửa, bổ sung luận văn, tổ chức đánh giá lại, thực hiện và bảo vệ đề tài mới do học viên tự chi trả.

Theo những căn cứ đã nêu ra ở trên thì Hoàn toàn có thể đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ, tùy vào các trường hợp khác nhau mà lí do và nguyện vọng của những người thực hiện luận văn cũng sẽ khác nhau, Bài viết trên đây chúng tôi xin cung cấp một sô thông tin về thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ, và cung cấp thêm về một số trường hợp cụ thể cần thay đổi luận văn Thạc sĩ ở một số nội dung.

Lên đầu trang