Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng mới nhất

Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến thu phí tại trường học và khiếu nại?

Việc thu phí, học phí trong trường học được quy định tại các văn bản quy định về cơ chế thu, quản lí học phí. Đối với những trường hợp các loại phí tại trường được thu không đúng, phụ huynh học sinh có quyền viết đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng. Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu và cung cấp thông tin để giúp người đọc hiểu rõ hơn về đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng này.

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng là gì, mục đích của mẫu đơn?

Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng là văn bản được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan cấp trên về việc các khoản thu phí tại trường học là không đúng, nội dung mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng nêu rõ: thông tin người làm đơn, nội dung khiếu nại.

Mục đích của đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng: mẫu đơn này nhằm mục đích thể hiện ý chí của cá nhân khiếu nại về việc các khoản thu phí tại trường học là không đúng, đơn khiếu nại sẽ được gửi cho Hiệu trưởng và Hiệu trường sẽ xem xét và giải quyết đơn khiếu nại này.

2. Mẫu đơn khiếu nại về việc thu các loại phí tại trường học không đúng:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

….…….., ngày…tháng…năm…

ĐƠN KHIẾU NẠI

(V/v: Thu các loại phí tại trường học không đúng)

– Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2009

– Căn cứ vào Luật khiếu nại

– Căn cứ vào Luật phí và lệ phí năm 2015

– Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Kính gửi: Hiệu trưởng (1)………………………..

Tôi là: ……………Phụ huynh của cháu ……………….. Học sinh lớp ………. trường …………………..

Hôm nay tôi viết đơn này để khiếu nại về việc giáo viên chủ nhiệm lớp…. của con tôi là ………….. thu các loại phí tại trường không đúng, cụ thể là đầu năm chúng tôi đã nộp 900.000 đồng tuy nhiên hai tháng sau cô giáo chủ nhiệm lại thu thêm 720.000 đồng mà không có sổ sách gì. Trong khi  tất cả học sinh khối lớp 1 và học sinh các lớp 2A, 3A, 4C và 5C học 10 buổi/tuần với tổng số tiền học phí buổi hai phải nộp là 900.000 đồng/học sinh/năm. Các lớp còn lại chỉ phải học 8 buổi/ tuần và nộp số tiền học phí buổi hai là 630.000 đồng/học sinh/năm. (3)

Dựa vào khoản:

– Điều 4 Nghị định 86/2015/NĐ-CP

– Điều 87, 105 Luật giáo dục năm sửa đổi và bổ sung năm 2009

Nên tôi đề nghị:

– Cô giáo chủ nhiệm ghi rõ các khoản phí chi tiêu cho từng tháng.

– Thu học phí theo đúng quy định.

– Chỉ thu hai lần một năm học.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Người làm đơn

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:

(1) Ghi tên Hiệu trưởng trường đang theo học;

(2) Ghi rõ thông tin của người khiếu nại;

(3) Ghi rõ nội dung khiếu nại.3

4. Những quy định liên quan đến thu phí tại trường học và khiếu nại:

4.1. Quy định về Thu học phí: 

Theo Điều 13 Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đi để thu học phí theo tín chỉ, song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.

Cơ sở giáo dục công lập có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng theo quy định như sau:

 Cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, được nộp toàn bộ số thu học phí vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên;

 Cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đu tư, nộp toàn bộ số thu học phí của các ngành nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo vào Kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng; nộp toàn bộ tiền thu học phí của các ngành, nghề không được ngân sách nhà nước hỗ trợ vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập các quỹ hỗ trợ sinh viên.

4.2. Sử dụng, quản lý tiền học phí và chế độ báo cáo: 

Sử dụng tiền học phí

Theo Điều 14 Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ v cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ v chính sách khuyến khích xã hội hóa đi với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Quản lý tiền học phí và chế độ báo cáo: 

Theo Điều 14 Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Cơ sở giáo dục công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Nghị định này. Cơ sở giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để đăng ký hoạt động.

Các cơ sở giáo dục thuộc mọi loại hình đều có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê học phí theo các quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Thu, chi học phí của cơ sở giáo dục công lập phải tng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

4.3. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại:

Được quy định tại Điều 12 Luật Khiếu nại 2011

– Người khiếu nại có các quyền sau đây:

+ Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;

+ Nhờ LVN Group tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho LVN Group khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

+ Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

+ Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

+ Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

+ Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

+ Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

+ Rút khiếu nại.

– Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

+ Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

– Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Lên đầu trang