1. Mẫu đơn rút tiền đặt cọc mới nhất

Thưa Luật sư của LVN Group, Em muốn rút lại tiền đặt cọc căn hộ chung cư có thể cho em thông tin cách viết mẫu đơn như thế nào không ?
Cảm ơn!
– Nguyễn Quang Pháp

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể căn cứ quy định Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

 

Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—o0o—

 

ĐƠN XIN RÚT TIỀN ĐẶT CỌC

 

Kính gửi :

Tôi tên : NGUYỄN VĂN A

Số CMND :…………………………….Ngày cấp : …/…/… Tại :……………..

Số điện thoại :

Địa chỉ :

Vào ngày …/…/… tôi có chuyển số tiền ……………………………. VNĐ

(Bằng chữ :……………………………….. ) cho quý công ty qua hình thức ….. (giao dịch trực tiếp tại: …. hoặc chuyển khoản vào STK: …………. ) để đặt cọc căn hộ: ………. thuộc dự án: …..

Tuy nhiên, vì lý do ….. (ví dụ sau khi cân nhắc tài chính tôi thấy không đủ tài chính để tiếp tục thực hiện giao dịch). Nay tôi làm đơn này xin rút lại số tiền ….. VNĐ (Bằng chữ. ….. ) mà tôi đã cọc vào căn ….. của quý công ty.

Thông tin TK chuyển tiền của tôi như sau:

– Chủ TK :

– Số TK :

– Ngân hàng :

Kính mong quý công ty sớm giải quyết vấn đề này cho tôi,

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của quý Công ty.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

 

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. 

 

2. Rút tiền đặt cọc mua căn hộ như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group! tôi có 1 vấn đề mong được tư vấn như sau: Tôi có đặt mua 1 căn hộ chung cư (đang thi công phần móng) và có đặt cọc số tiền là 100 triệu đồng. Theo như bên chủ đầu tư nói thì trong 1 tháng kể từ ngày thỏa thuận sẽ tiến hành làm hợp đồng mua bán.
Nhưng đến nay,công trình có căn hộ tôi đặt mua có vấn đề về giấy tờ xin phép xây dựng nên tạm dừng.tôi có gọi cho chủ đầu tư yêu cầu về hợp đồng nhưng chủ đầu tư hoãn hết tháng này đến tháng nọ.đến nay đã đc 6 tháng kể từ ngày thỏa thuận mà vẫn không có hồi đáp. Nay tôi muốn rút lại số tiền cọc đó,vậy khi tôi rút số tiền đó có coi là vi phạm về thỏa thuận hợp đồng không,và theo luật tôi có được hoàn lại số tiền đã đặt cọc đó không
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trong trường hợp của bạn, 2 bên đã có thỏa thuận là trong 1 tháng kể từ ngày thỏa thuận sẽ tiến hành làm hợp đồng mua bán song quá hạn mà bên bán vẫn không thực hiện. Như vậy, bạn đã thực hiện đầy đủ việc đặt cọc và bên bán không thực hiện như cam kết;

-> Theo như quy định của pháp luật thì bên vi phạm sẽ bị phạt vi phạm như luật trích dẫn ở trên “nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc“. Bạn có quyền hủy hợp đồng, đòi lại tiền đặt cọc và yêu cầu bên bán bồi thường theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Vi phạm hợp đồng đặt cọc thì bị phạt thế nào ?

Xin chào Luật sư của LVN Group,xin vui lòng cho tôi hỏi, tôi có nhận cọc (có hợp đồng nhận cọc nhưng chưa công chứng theo qui định) để bán căn nhà ở quận 7, tp hcm:- lần 1: nhận cọc 100tr- lần 2: thanh toán tiếp 400 triệu, tổng cộng 500triệu vnd và trong hợp đồng có viết tôi sẽ phải hoàn lại số tiền đã nhận và một khoản tiền bằng phần tiền đã nhận nếu không theo hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay do gia đình tôi không đồng ý bán nên tôi buộc lòng phải chấm dứt hợp đồng đặt cọc; cho hỏi tôi phải bồi thường bao nhiêu.

Vì hợp đồng chưa qua công chứng nên không có hiệu lực về mặt pháp lý, do vậy tôi chỉ trả lại phần tôi nhận và đền gấp đôi phần tiền nhận cọc thôi đúng không. Tong số tiền phải trả là 600tr vnd đúng không ?

Cảm ơn Luật sư của LVN Grouptrang.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về mức phạt tiền cọc, gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn

Căn cứ theo quy định tại điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đặ cọc là việc bên nhận đặt cọc nhận của bên đặt cọc một khoản tiền hoặc một tài sản khác có giá trị trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Cụ thể:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định trên thì hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của hai bên là bên bạn và bên mua nhà đất của bạn, hiện nay pháp luật chưa yêu cầu bắt buộc hai bên ký kết hợp đồng đặt cọc phải ký kết thành văn bản và có công chứng tại phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã phường. Do đó, hợp đồng đặt cọc có ký tên của bạn và bên đặt cọc vẫn có giá trị pháp lý.

Theo đó, bạn đã nhận của bên đặt cọc số tiền là 500 triệu và thỏa thuận sẽ bán phần đất thuộc sở hữu của gia đình bạn. Nếu như sau thời hạn mà hai bên thỏa thuận, gia đình bạn không thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ gia đình bạn sang bên mua nhà đất thì bạn sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng đặt cọc, bạn sẽ phải trả lại cho bên mua đất số tiền mà bạn đã nhận là 500 triệu kèm theo số tiền phạt cọc ( nếu hai bên có thỏa thuận) hoặc trả cho bên mua tiền lãi suất theo quy định của pháp luật trong thời gian bạn cầm tiền của họ.

Theo quy định tại điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 thì lãi suất của nhà nước hiện nay là 20% của số tiền mà bạn đã nhận.

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Vì phần thông tin mà bạn cung cấp chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa nắm được thỏa thuận của bên bạn và bên đặt cọc, do đó, chúng tôi chưa thể xác nhận được số tiền mà bạn phải hoàn lại cho bên mua đất có phải 600 triệu hay không.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp về nhập khẩu mỹ phẩm, gọi: 1900.0191 để được giải đáp. 

 

4. Không ký hợp đồng đặt cọc thì có phải trả lại tiền cọc khi không bán tài sản không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi là bố tôi có một mảnh đất rộng 20m mặt đường sâu 30m có người mua đã đặt cọc 10 triệu nhưng không phải thoả thuận với bố tôi mà thoả thuận và đặt cọc tiền cho anh trai tôi sau đó một năm không thấy liên lạc gì với gia đình tôi cũng không trả số tiền còn lại cũng không làm giấy tờ gì cả. Lúc đặt cọc tiền cũng không làm giấy tờ gì chỉ thoả thuận qua lời nói.
Vậy bây giờ bố tôi không đồng ý bán chỗ đất này liệu có phải trả lại tiền đặt cọc không ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về đòi tiền cọc, gọi: 1900.0191

 

Luật sư trả lời:

Điều 328. Đặt cọc (Bộ luật dân sự năm 2015)

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì hình thức của hợp đồng được thực hiện như sau:

“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Đối với trường hợp: hợp đồng đặt cọc thì luật không quy định bắt buộc phải lập thành văn bản, nên về nguyên tắc nếu bố bạn không muốn chuyển nhượng đất thì vẫn phải thực hiện theo đúng quy định là trả lại tài sản đặt cọc.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.  

 

5. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có bắt buộc phải công chứng ?

Kính chào Luật sư của LVN Group, mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi một việc như sau: Gia đình tôi có ký một hợp đồng đặt cọc viết tay mua nhà với giá trị 6 tỷ đồng đặt cọc trước 500 triệu là tài sản chung của một cặp vợ chồng nhưng trên hợp đồng đặt cọc lại chỉ có tên người vợ bán, bây giờ gia đình tôi không muốn mua nhà nữa thì có thể lấy lại được tiền cọc không ?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Thứ nhất, hợp đồng đặt cọc:

Theo quy định tại Điều 328, Bộ luật dân sự năm 2015 thì vấn đề đặt cọc được quy định như sau:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, Pháp luật không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải có công chứng, chứng thực; để phát sinh tính hiệu lực của hợp đồng đặt cọc cần phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện để phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117, Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
– Bộ luật dân sự 2015

Thứ hai, Việc mua bán tài sản chung của vợ chồng:

Căn cứ Điều 35, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề định đoạt tài sản chung của vợ chồng như sau:

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
Vậy việc mua bán tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong trường hợp mua bán Bất động sản.
Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
Kết luận, đối với trường hợp của bạn, do trên hợp đồng đặt cọc chỉ có người vợ đứng ra ký mà không có sự đồng ý của người chồng thì theo quy định về việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể thấy rằng hợp đồng đặt cọc này đang bị vô hiệu một phần; người vợ chỉ được bán, tặng cho một nửa phần giá trị tài sản của mình mà không được bán phần thuộc sở hữu của người chồng khi không có sự đồng ý của vợ cũng như không có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nếu giữa vợ chồng đã có thỏa thuận để chia đôi số tài sản trên thì người vợ có thể tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản riêng này. Việc giao kết hợp đồng có thể do người vợ thực hiện mà không cần có sự thỏa thuận hay đồng ý của người chồng. Vậy hợp đồng đặt cọc này vẫn có hiệu lực một phần do đó việc lấy lại toàn bộ số tiền đặt cọc là không thể. Trường hợp có tranh chấp bạn có thể khởi kiện dân sự ra Tòa án dân sự để giải quyết vấn đề này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.