1. Mẫu đơn thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn ?
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình về ly hôn, quyền nuôi con, Gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
– Nếu vợ chồng bạn thuận tình ly hôn thì sử dụng mẫu đơn: Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn
– Nếu vợ chồng bạn ly hôn đơn phương ly hôn thì sử dụng mẫu đơn: Đơn xin ly hôn
>> Tham khảo bài viết liên quan: Ly hôn đơn phương khi trong cuộc sống vợ chồng hay xảy ra cãi cọ, chiến tranh lạnh ?
2. Vắng mặt vợ ở phiên tòa do chồng đơn phương ly hôn ?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Ở đây, chồng bạn gửi đơn đơn phương ly hôn đến Tòa.
Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Như vậy, theo quy định trên, khi Tòa án triệu tập lần 1, bạn vắng mặt thì Tòa sẽ hoãn phiên tòa. Đến lần 2 Tòa triệu tập, bạn vẫn vắng mặt thì Tòa vẫn xét xử vắng mặt bạn. Tòa án có quyền xử đơn phương ly hôn khi vắng mặt bạn. Tuy nhiên, Tòa mở phiên tòa nhưng việc có ra quyết định cho hai người ly hôn hay không còn phụ thuộc vào việc chồng bạn có đưa ra được lỗi của bạn do ngoại tình hay lý do nào khác mà không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân, mục đích hôn nhân không đạt được…
>> Tham khảo bài viết liên quan: Điều kiện được ly hôn đơn phương là gì ?
3. Nộp đơn ly hôn ở đâu khi đơn phương ly hôn ?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn muốn khởi kiện thì phải làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú. Bạn chỉ có thể làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú trong trường hợp bạn không biết được chính xác địa chỉ nơi chồng bạn hiện đang cư trú ở đâu và bạn phải có đơn giải trình lên Tòa án lý do vì sao lại không cung cấp được địa chỉ của chồng bạn đang cư trú hiện nay.
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Về vấn đề này chị có thể tham khảo thêm tại bài viết: Nộp đơn ly hôn ở đâu là đúng quy định pháp luật?
Những điều cần lưu ý: Trong trường hợp này con chị chưa đủ 36 tháng tuổi tháng thì quyền nuôi con đương nhiên thuộc về người mẹ.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Vợ không đến Tòa giải quyết đơn phương ly hôn thì có giải quyết được không?
4. Thủ tục nộp đơn đơn phương ly hôn ở đâu ?
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.0191
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn, vì bạn không nói rõ là hai bạn thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn nên chúng tôi chia làm 2 trường hợp :
– Trường hợp 1: hai vợ chồng thuận tình ly hôn
Theo điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện:
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Theo điều 12, Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 thì nơi cư trú của công dân được xác định là:
“chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.“
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn tạm trú ở Hà Nội để yêu cầu giải quyết.
– Trường hợp 2 : hai vợ chồng đơn phương ly hôn
Trong trường hợp này, thẩm quyền của Tòa án được xác định theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp bạn đơn phương ly hôn thì sẽ nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Thuận tình và đơn phương ly hôn, phương án nào giải quyết nhanh hơn ?
5. Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết đơn phương ly hôn ?
Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ khi giải quyết vụ án đơn phương ly hôn như sau:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Yêu cầu đơn phương ly hôn được quy định tại khoản 1 Điều 28 như sau:
Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
Do đó, thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc. Trường hợp của bạn, bạn là người có yêu cầu ly hôn, chồng bạn được xác định là bị đơn, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú hoặc làm việc – tức Tòa án nhân Quận/huyện của Thành phố Hồ Chí Minh nơi chồng bạn đang cư trú hoặc làm việc. Đây là nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án khi thụ lý giải quyết vụ án đơn phương ly hôn.
Khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đưa ra quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn như sau:
Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
Nếu trường hợp của bạn không rơi vào quy định tại khoản 1 Điều 40 thì bạn phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi chồng bạn – bị đơn, đang cư trú hoặc làm việc.
Trong trường hợp bạn không muốn đi xa vì thẩm quyền của Tòa án thì bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn về việc thuận tình ly hôn. Bởi Tòa án có thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn là Tòa án nơi một trong hai bên đang cư trú hoặc làm việc hoặc bạn tiến hành thỏa thuận với chồng về việc lựa chọn tòa án.
Những điều cần lưu ý: Trường hợp đơn phương ly hôn bạn không có quyền lựa chọn Tòa án. Phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ và thời hạn khởi kiện chia tài sản chung ?
6. Tư vấn thủ tục đơn phương ly hôn khi bị chồng đánh và chồng sử dụng ma túy đá ?
Nên cũng hay mang con về nhà mẹ đẻ. Rồi cứ diễn ra như vây đến năm 2014. Vào tháng 7 năm 2014 . E mang con đi. Nhưng chồng em vẫn năn nỉ quay về và đón mẹ con em về lại. Em vẫn thứ tha. Nhưng vẫn chứng nào tật đó. Nên khi nửa đường em đành bỏ con lại cho mẹ và chồng . Em ra đi .Đến nay đã hơn 1 năm , gia đình chồng em vẫn để em về thăm con thường xuyên khi em muốn. Vì em vẫn cùng mẹ chồng lo cho con ăn học. Mặc dù số tiền không đáng là bao. Nhưng hiên tại em muốn làm thủ tục ly hôn nhưng em không có gì ngoài cái hộ chiếu. Liệu em có làm đơn phương ly hôn được không?. Em không dám đối mặt với anh ấy, anh ấy rất hung hăng và sử dụng mà túy đá. Các anh chị Luật sư của LVN Group có thể giúp em. Tư vấn cho em làm đơn thế nào được không ạ. Hiện tại em không dám về quê chồng cũ để đối mặt với anh ấy lấy giây tờ. Em xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: B.L
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình trực tuyến, gọi :1900.0191
Trả lời
Kính chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi. Chúng tôi tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Thứ nhất , Từ phía cá nhân bạn không muốn tiếp tục chung sống với chồng được nữa nên bạn muốn lý hôn. Trương hợp này bạn nên nói với chồng mình về vấn đề ly hôn, nếu chồng bạn đồng ý thì thuộc trường hợp thuận tình ly hôn. Ngược lại chồng bạn không đồng ý ly hôn thì bạn có quyền đơn phương ly hôn Theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Thứ hai,Hiện bạn không dám về quê chồng đối mặt với chồng lấy giấy tờ để tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn thì bạn có thể ra UBND xã, phường nơi đăng ký kết hôn trước đây để đề nghị xin trích lục hồ sơ, tài liệu.
Thứ ba, Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao);
+ Các tài liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản (nếu có tranh chấp)
Trường hợp của bạn cho biết, hiện bạn không có chứng minh thư và các giấy tờ khác ngoài hộ chiếu của mình. Căn cứ theo các quy định của pháp luật thì bạn có thể đơn phương làm đơn khởi kiện xin ly hôn, hình thức đơn khởi kiện theo điều 164 BLTTDS phải đảm bảo đầy đủ và chính xác các thông tin về người khởi kiện và người bị kiện. Do đó bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin về tên và địa chỉ của bạn và chồng bạn, không cần phải có CMND hay hộ khẩu.Tuy nhiên việc nộp đơn bao giờ cán bộ tiếp nhận đơn cũng yêu cầu bạn phải có căn cước, nếu không có CMND bạn có thể thay bằng hộ chiếu, bằng lái xe, … nếu vẫn không có những giấy tờ đó bạn có thể làm đơn trình bày nội dung (do chồng giữ) và xin xác nhận của UBND có kèm ảnh.Giấy đăng ký kết hôn là tài liệu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong vụ án ly hôn, nhưng Pháp luật không bắt buộc bạn phải nộp bản chính mà chỉ cần bản sao của cơ quan có thẩm quyền. Do đó bạn có thể liên hệ với UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn để xin bản sao.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật Minh KHuê