Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) là giấy tờ quan trọng khi làm hồ sơ xinh việc hay làm thủ tục tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do khác nhau mà sinh có thể để mất hoặc làm hư hỏng bằng tốt nghiệp THPT, hay bằng tốt nghiệp bị rách nát, hoặc không thể nhìn thấy các thông tin ghi trên bằng tốt nghiệp. Khi đó, học sinh có thể làm Đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp THPT.
1. Bằng tốt nghiệp THPT
1.1 Bằng tốt nghiệp THPT là gì?
Bằng tốt nghiệp THPT là một loại văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đạo tạo THPT, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học tại các cơ sở giáo dục THPT.
Hiện nay, để được cấp bằng tốt nghiệp THPT, thí sinh phải vượt qua kì thì THPT quốc gia, không bị kỷ luật cấm thi. Ngoài ra, thí sinh phải có Hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém ở năm lớp 12.
1.2 Bằng tốt nghiệp THPT có quan trọng, cần thiết không?
Có lẽ không cần phải phủ nhận về vai trò của bằng tốt nghiệp THPT đem lại cho các cá nhân hiện nay. Bởi lẽ nó được xem là công cụ cần thiết để các nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng nhận thức và ý thức làm việc của bạn. Khi được cấp bằng tốt nghiệp THPT, một cá nhân có thể dễ dàng tìm được công việc theo năng lực, nhu cầu của bản thân.
Ngoài ra, bằng tốt nghiệp THPT còn là cơ sở để xét tuyển đại học, cao đẳng. Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng khi tuyển sinh đều yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp THPT. Không những thế, một số trường còn dựa trên điểm học bạ và giá trị của bằng tốt nghiệp THPT để xét tuyển thẳng đối với thí sinh.
Đây là những bậc học có mức độ khó cao và nặng nề về kiến thức chuyên ngành nên nó đòi hỏi người học phải có những nền tảng cơ bản trong quá trình đào tạo tại trường THPT thì mới có khả năng hoàn thành việc học tại cấp bậc giáo dục này.
1.3 Không được cấp lại bản chính bằng tốt nghiệp THPT
Tại khoản 2 Điều 2 Quy chế Quản lý bằng tốt nghiệp và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (Quy chế) ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định:
Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
Trong đó, theo Điều 18, trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, người bị mất bằng cấp 3 sẽ không được cấp lại bản chính. Bản chính bằng cấp 3 chỉ được cấp lại trong trường hợp phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền đã cấp bằng.
1.4 Bản sao bằng tốt nghiệp THPT có giá trị sử dụng thay cho bản chính không?
Điều 31 Quy chế ban hành kèm Thông tư 21 quy định về quy định về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc như sau:
1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, không hợp pháp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ yêu cầu người có bản sao văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh
Như vậy, trong đa số các trường hợp, người bị mất bằng cấp 3 có thể sử dụng bản sao để thay thế bản gốc.
2. Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp THPT
2.1 Đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đã mất là gì?
Tại Khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục năm 2019 quy định: “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tại thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.” Từ đó, có thể thấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông chính là văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân chứng nhận học sinh đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông, dự thi tốt nghiệp và đạt yêu cầu tốt nghiệp.
Tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân quy định về việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:
“Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cấp đúng thời hạn quy định; ghi chính xác, đầy đủ các thông tin trên văn bằng, chứng chỉ; cấp lại văn bằng, chứng chỉ hoặc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Quy chế này;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc khi có nhu cầu.” (Điều 4)
Và cũng tại thông tư này, Điều 2 của Quy chế quy định nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ thì “Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.”
Tại Điều 18 quy định về việc cấp lại bằng khi bằng bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ. Từ đó có thể hiểu đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ dùng cho trường hợp bằng bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền. Còn trong trường hợp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bị mất thì người bị mất viết đơn xin cấp bản sao của bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Như vậy, có thể thấy đơn xin cấp bản sao của bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là văn bản của người đã tốt nghiệp trung học phổ thông gửi cơ quan có thẩm quyền để đề nghị bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trước đó đã bị mất.
2.2 Mục đích của đơn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
Đơn xin cấp bảo sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở được dùng để thể hiện ý chí của cá nhân mong muốn được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi bằng tốt nghiệp bị mất và đây là cơ sở để người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng lại tốt nghiệp trung học phổ thông, hay chính là Sở giáo dục và Đào tạo hoặc sở có chức năng quản lý nhà nước về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là sở giáo dục và đào tạo).
2.3 Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp THPT
Phần Kính gửi ghi tên Sở giáo dục và Đào tạo nơi đã cấp Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông;
Họ và tên ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước nông dân;
Giới tính nếu là nam thì ghi “Nam”, nếu là nữ thì ghi “Nữ”;
Ngày sinh ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân;
Dân tộc ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân;
Nơi sinh ghi theo Giấy khai sinh;
Hộ khẩu thường trú ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ghi thôn/ xóm/ bản, xã/phường/ thị trấn, huyện/quận/ thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố. Tương tự với địa chỉ liên lạc cũng ghi rõ thôn/xóm/bản, xã/ phường/ thị trấn, huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố;
Số điện thoại ghi số điện thoại cá nhân đang sử dụng;
Ghi tên trường mà cá nhân đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đã theo học;
Ghi ngày tháng năm, Hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà người viết đơn theo tham gia thi;
Ghi xếp loại tốt nghiệp theo bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đã cấp;
Lý do xin cấp lại bằng: do bị mất.
2.4 Mẫu đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp THPT mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP LẠI BẰNG TỐT NGHIỆP THPT
Kính gửi: Sở GD&ĐT……
Tên tôi là:………………. Giới tính:……………………..
Ngày sinh:……………………………………………………..
Nơi sinh:………………………………………………………..
Nghề nghiệp hiện tại:………………………………………..
Đã trúng truyển kỳ thi tốt nghiệp:…………………………
Khóa ngày:…………. Tại Hội đồng thi:………………………
Nguyên là học sinh trường:………………………………
Điện thoại liên lạc khi cần:…………………………………
Kính đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo …….. xem xét và cấp lại bằng tốt nghiệp cho tôi.
Lý do xin cấp lại:………………………………………….
…………… ngày ……………..tháng…………….năm………
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
Họ tên:………………………………….
Sinh ngày:……………………………….
Đã TN kỳ thi:……………………………..
Tại Hội đồng thi:………………………….
Đã được cấp bằng TN, vào sổ sô………………ngày vào sổ:……………
Vậy kính đề nghị Phòng GD-ĐT…… kiểm tra và cấp bản sao bằng TN cho học sinh nói trên.
…………….ngày………..tháng……….năm……………
Hiệu trưởng
3. Thủ tục xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
Việc cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải tuân theo những quy định sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ góc
Cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. Việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ góc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính. Theo Điều 29 Quy chế ban hành theo thông tư 21/2019/TT-BGDĐT
Người có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Theo Điều 30 Quy chế ban hành theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT
– Người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;
– Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;
– Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người đó đã chết.
Hồ sơ đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc theo Khoản 1 Điều 31 Quy chế ban hành theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT gồm:
a) Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, trong đó cung cấp các thông tin về văn bằng, chứng chỉ đã được cấp;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sở kiểm tra;
c) Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 30 của Quy chế này thì phải xuất trình giấy ủy quyền (đối với người được ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp văn bằng, chứng chỉ;
d) Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Điểm a,b,c Khoản này kèm theo 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Trình tự cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Quy chế ban hành theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT
– Người đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định. Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc; ở đây chính là Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đã cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
– Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc phải cấp bản sao cho người có yêu cầu. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được xác định từ thời điểm cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;
– Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu cấp bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan tiếp nhận yêu cầu bản sao không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm b Khoản này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp bảo sao văn bằng, chứng chỉ căn cứ sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao hoặc không cấp bản sao cho người yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu và nêu rõ lý do theo thời hạn quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Bài viết trên của Luật LVN Group đã cung cấp tới quý bạn đọc Mẫu đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp THPT mới nhất. Hi vọng đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn!