Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp và hướng dẫn soạn thảo mới nhất

Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp là gì? Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp được sử dụng để là gì? Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp 2021? Hướng dẫn soạn thảo Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp và hướng dẫn soạn thảo mới nhất? Các vấn đề pháp lý có liên quan?

Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp và các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống và do Thủ tướng ký quyết định thành lập. Trong thời gian qua, nhà nước ta đã không ngừng đưa ra các chính sách và giải pháp ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp.

Với những tiền nằng và sự quan tâm đúng mực của Nhà nước, các khu công nghiệp được xem như là một điểm đặt chân lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn phát triển kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc quyết định đầu tư vào khu công nghiệp nào cũng là một lựa chọn khá phức tạp. Nhà đầu tư phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác nhau.

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

1. Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp là gì?

Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp là văn bản được lập ra để sử dụng trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn xin đầu tư  vào khu công nghiệp trong đó, có nội dung liên quan đến bên muốn đầu tư và bên nhận đầu tư.

2. Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp được sử dụng để làm gì?

Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp được sử dụng khi cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn đề nghị với ban quản lý khu công nghiệp mong muốn được sự chấp thuận đâu tư vào dự án khu công nghiệp nào đó, mẫu đơn này được gửi đến cho Ban quản lý khu công nghiệp để xem xét giải quyết và chọn nhà đầu tư phù hợp.

3. Mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-o0o——-

ĐƠN XIN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP (1) ………….

Kính gửi: Ban quản lý khu Công nghiệp (2) …………….

– Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt ngoài được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và các văn bản pháp lý có liên quan;

– Căn cứ Quy chế Khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số …………. Ngày ……tháng……..năm……… của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam;

– Căn cứ thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê mặt bằng tại Khu công nghiệp …… đã ký với Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp…….

Chúng tôi (3):

+ Họ và tên:

+ Năm sinh:

+ Quốc tịch:

+ Số hộ chiếu …….. ngày cấp …….. nơi cấp

+ Chức vụ:

+ Địa chỉ thường trú:

Là đại diện có thẩm quyền cho (4):

– Công ty:

– Thành lập theo luật pháp của:

– Giấy phép đăng ký hoạt động số: …….. ngày cấp …………. .nơi cấp

– Địa chỉ của trụ sở chính

– Số điện thoại:

– Số fax:

Chúng tôi xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn và hồ sơ kèm theo.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định về Khu công nghiệp và Giấy phép đầu tư.

……, ngày…tháng…năm…

Người làm đơn

(Ký tên, đóng dấu)

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp và hướng dẫn soạn thảo mới nhất?

– Tên mẫu đơn: Mẫu đơn đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp mới nhất.

– Hướng dẫn soạn thảo Mẫu đơn đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp mới nhất:

+ (1): Tên khu công nghiệp mà bên làm đơn muốn làm đơn xin đầu tư.

+ (2): Nơi gửi là Ban quản lý của khu công nghiệp.

+ (3): Bên làm đơn, khai các nội dung về:

Họ và tên của người làm đơn, năm sinh của người người làm đơn, quốc tịch của người làm đơn,

Sổ hộ chiếu và ngày cấp, nơi cấp sổ hộ chiếu nếu có

Chức vụ của người làm đơn, địa chỉ thường trú của người làm đơn.

+ (4): Là cơ quan, tổ chức mà bên làm đơn là đại diện theo pháp luật để tiến hành dự án đầu tư vào khu công nghiệp. lần lượt khai các thông tin sau:

Tên công ty;

Thành lập theo pháp luật nước nào ( Nếu thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ghi là Thành lập theo luật pháp của Việt Nam)

Trong trường hợp nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư theo các nội dung trên

Làm đơn này xin thực hiện dự án đầu tư tại (các) lô đất số ……. trong Khu công nghiệp ……… theo hồ sơ kèm theo.

Số giấy đăng ký hoạt động và ngày cấp, nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan, đơn vị mà bên làm đơn là đại diện.

Địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, đơn vị có đại diện theo thẩm quyền tiến hành xin đầu tư vào khu công nghiệp.

Số điện thoại và Số Fax của cơ quan, đơn vị đó.

5. Các vấn đề pháp lý có liên quan?

– Khi gửi đơn xin đầu tư vào khu công nghiệp, bên làm đơn phải đính kèm các tài liệu cần thiết sau:

+ Thỏa thuận nguyên tắc về thuê mặt bằng, thuê/ mua nhà xưởng ký với Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng.

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng) , Hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh (nếu là doanh nghiệp liên doanh) , Điều lệ doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)

+ Giải trình kinh tế kỹ thuật của dự án.

+ Các tài liệu chứng minh tư cách pháp lý , năng lực tài chính của chủ đầu tư.

(theo hướng dẫn như đối với các doanh nghiệp ngoài KCN)

– Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 82/201/NĐ-CP, Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, trừ các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư công; Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo pháp luật đầu tư.

– Về Điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, tại Điều 12 Nghị định 82/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

+ Phù hợp với quy hoạch phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt; quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60%.

– Tại Khoản 2 Điều này cũng quy định về Điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp mở rộng, bao gồm các điều kiện sau:

+ Phù hợp với quy hoạch phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt; quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Khu công nghiệp đã hình thành trước đó đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%;

+ Khu công nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình xử lý nước thải tập trung theo pháp luật về môi trường.

– Trường hợp khu công nghiệp đã được thành lập và phần mở rộng của khu công nghiệp đó không cùng chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 thì điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phần mở rộng khu công nghiệp được áp dụng như điều kiện đối với khu công nghiệp mới quy định tại Khoản 1 Điều này.

– Trường hợp khu công nghiệp trước đó đã có dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Khoản 4 Điều này thì cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập khu công nghiệp nhưng bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật đầu tư và giao cho nhà đầu tư mới thì dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của nhà đầu tư mới không phải áp dụng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này khi xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

– Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên hoặc trước khi triển khai quy hoạch theo quy định tại Khoản 5 Điều này đã xác định có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo từng phân khu công nghiệp hoặc khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị – dịch vụ, khu kinh doanh tập trung khác trong một đề án tổng thể phải lập quy hoạch chung xây dựng trước khi lập quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng.

– Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 200 ha trở lên hoặc có vị trí cạnh các tuyến quốc lộ, các khu vực quốc phòng, khu bảo tồn di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn sinh thái của vùng và quốc gia, khu, điểm du lịch quốc gia, nằm trong các đô thị loại II, loại I và loại đặc biệt theo quy định tại Khoản 6 Điều này phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Quốc phòng (đối với khu công nghiệp gần khu vực quốc phòng) về quy hoạch xây dựng khu công nghiệp trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt

Lên đầu trang