Mẫu đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ chi tiết nhất hiện nay

Đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ là gì? Mẫu đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ? Một số quy định về đề tài luận án tiến sĩ?

Theo quy định của pháp luật luận án tiến sĩ được hiểu là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án. Khi các cá nhân muốn gia hạn thêm thời gian để thực hiện đề tài luận án tiến sĩ thì cần viết đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ nộp lên ban giám hiệu nhà trường và phòng đào tạo sau đại học. Vậy, mẫu đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ được quy định ra sao và có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ là gì?

Để có được văn bằng tiến sĩ, ứng viên phải đạt hai điều kiện: kiến thức uyên bác, làm chủ kiến thức về một đề tài khoa học và phải mở rộng hay phát triển thêm tri thức về đề tài đó. Để làm chủ đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh phải tìm đọc và cố gắng hiểu tất cả những gì đã viết hay công bố về đề tài đó. Chính vì thế, việc thực hiện đề tài luận án tiến sĩ có vai trò quan trọng trong thực tế. Khi có các lý do, nguyên nhân chính đáng các cá nhân có thể xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ để đảm bảo được thời gian và chất lượng của đề tài.

Mẫu đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới ban giám hiệu nhà trường để xin gia hạn thêm thời gian thực hiện đề tài luận án tiến sĩ. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người xin gia hạn, thông tin về đề tài luận án, thời gian xin gia hạn thêm, lý do xin gia hạn đề tài, các thông tin liên quan khác,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản người làm đơn cần ký, ghi rõ họ tên và cần phải có ý kiến của bộ môn, của ban chủ nhiệm khoa và xác nhận của phòng tài vụ kế toán.

2. Mẫu đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

____________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

ĐƠN XIN GIA HẠN

Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC……

Tên tôi là:………

Ngày sinh:……..

Nơi sinh:………

Cơ quan công tác:………

Điện thoại:…………. Email:…………

Tôi được Đại học ……..công nhận là nghiên cứu sinh được đào tạo tại Trường tại Quyết định số /SĐH ngày….tháng…..năm 20… của ………..

Hình thức đào tạo:………

Thời gian đào tạo:……….

Ngành:…….

Chuyên ngành:……….. Mã số:…….

Tên đề tài luận án:…….

1. Hướng dẫn chính:……..

Cơ quan công tác:……..

Điện thoại:……. Email:…….

2. Hướng dẫn phụ:……….

Cơ quan công tác:…….

Điện thoại: ……… Email:………

Theo quyết định số ngày tháng năm của…….

Theo Quy chế đào tạo Sau Đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội và Quyết định công nhận là nghiên cứu sinh, thời gian làm nghiên cứu sinh của tôi sẽ hết hạn vào tháng năm 20…….

(Lý do xin gia hạn, các văn bản liên quan kèm theo) ………

Trong quá trình thực hiện đề tài luận án tiến sĩ, tôi đã thực hiện được các công việc sau:

– Về việc thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ: ………

Về tiến độ thực hiện luận án: ………

Học phí và kinh phí hỗ trợ đào tạo đã đóng.

Học phí: …………..

Kinh phí hỗ trợ đào tạo: ……….

Vậy tôi làm đơn này xin Ban giám hiệu Trường cho phép tôi được gia hạn thời gian làm nghiên cứu sinh đến tháng……năm…… (……tháng).

Tôi xin cam đoan sẽ bảo vệ luận án tiến sĩ trong thời gian gia hạn nói trên và hoàn thiện các thủ tục bảo vệ cấp cơ sở luận án tiến sĩ trước ngày……tháng…..năm…..

Tôi xin cam đoan những điều trên đây là đúng sự thực, nếu được phép gia hạn học tập, tôi xin chấp hành đầy đủ mọi quy định hiện hành theo quy chế đào tạo sau đại học ở và các quy định của Trường.

Xin trân trọng cảm ơn.

………, ngày…tháng….năm….

Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ HƯỚNG DẪN

Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG TÀI VỤ KẾ TOÁN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Ý KIẾN CỦA BAN CHỦ NHIỆM KHOA

(Ký và ghi rõ họ, tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ:

– Phần mở đầu:

+ Tên trường đại học.

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin gia hạn.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin nơi tiếp nhận đơn.

+ Thông tin người làm đơn.

+ Thông tin đề tài luận án.

+ Lý do xin gia hạn đề tài.

+ Kinh phí đào tạo.

+ Nội dung xin gia hạn đề tài.

– Phần cuối biên bản:

+ Cam kết của người làm đơn.

+ Ý kiến của tập thể người hướng dẫn.

+ Ký và ghi rõ họ, tên của bộ môn.

+ Ký và ghi rõ họ, tên của người làm đơn

+ Xác nhận của phòng tài vụ kế toán.

+ Ý kiến của ban chủ nhiệm khoa.

4. Một số quy định về đề tài luận án tiến sĩ.

4.1. Nhiệm vụ và quyền của nghiên cứu sinh:

Theo Điều 12 Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT quy định nội dung như sau:

“1. Thực hiện quy định tại các Điều 60, 61 Luật giáo dục đại học.

2. Xây dựng kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học toàn khóa và từng học kỳ, được người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn thông qua.

3. Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả đạt được theo quy định của cơ sở đào tạo.

4. Được tiếp cận các nguồn tài liệu, sử dụng thư viện, các trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án.

5. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định.”

Như vậy, trên cơ sở đề cương đã được thông qua, nghiên cứu sinh phải xây dựng đề cương chi tiết và trình bày trước người hướng dẫn của mình để thống nhất trước khi triển khai. Nghiên cứu sinh phải lên kế hoạch học tập và nghiên cứu cho toàn khóa học trên cơ sở kế hoạch  của Viện và chương trình nghiên cứu của từng nghiên cứu sinh.

Kế hoạch này phải được những người hướng dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh ký xác nhận và báo cáo cho phòng QLTH để quản lý.

Nghiên cứu sinh phải hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn quy định.

Nghiên cứu sinh chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ môn trong suốt khóa học, nghiên cứu sinh tham gia mọi công tác, học tập, nghiên cứu do Bộ môn phân công. Khi vắng mặt do đi học các chứng chỉ hoặc nghiên cứu ở nơi khác phải xin phép Bộ môn.

Nghiên cứu sinh không hoàn thành kế hoạch học tập trong một học kỳ hoặc đã hết thời gian học tập theo qui định hoặc không nộp học phí một năm thì Viện sẽ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định đình chỉ việc học tập theo đề nghị của Bộ môn và Phòng QLTH.

Nghiên cứu sinh phải có kế hoạch học tập, nghiên cứu và phải báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu định kỳ mỗi 6 tháng cho Phòng QLTH (phụ trách đào tạo).

Trong quá trình học tập nghiên cứu sinh được xem là thành viên của Bộ môn và chịu sự quản lý của Bộ môn. Bộ môn có nhiệm vụ xác nhận kế hoạch đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh, tạo điều kiện và kiểm tra việc học tập và thực hiện đề tài luận án.

Nghiên cứu sinh thực hiện các chuyên đề tiến sĩ bằng tự học và tự nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Nghiên cứu sinh trình bày chuyên đề tiến sĩ trước Tiểu ban chấm chuyên đề gồm 3 thành viên (GS, PGS, TSKH, TS).

Nghiên cứu sinh thực hiện bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án bằng tự học và tự nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn. Nghiên cứu sinh trình bày bải TLTQ trước Hội đồng chuyên ngành, có đánh giá. Bài tiểu luận tổng quan này được đánh giá theo các mức: xuất sắc, tốt, đạt, không đạt.

Nghiên cứu sinh phải báo cáo đề cương nghiên cứu, kế hoạch học tập, nghiên cứu, tiến độ thực hiện đề tài luận án cho người hướng dẫn và Bộ môn. Ngoài ra, nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài báo khoa học theo sự phân công của Bộ môn.

4.2. Yêu cầu đối với luận án tiến sĩ:

Theo Điều 15 Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT quy định nội dung như sau:

“1. Đáp ứng quy định tại khoản 5, Điều 3 của Quy chế này và quy định của thủ trưởng cơ sở đào tạo về khối lượng, hình thức, cách trình bày luận án, quy định trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo (tham khảo mẫu tại Phụ lục VI).

2. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:

a) Trích dẫn đầy đủ và chỉ rõ nguồn tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (nếu có);

b) Trong trường hợp luận án sử dụng nội dung công trình khoa học của tập thể mà nghiên cứu sinh là đồng tác giả thì phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả khác cho phép nghiên cứu sinh được sử dụng kết quả của nhóm nghiên cứu;

c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật sở hữu trí tuệ.”

4.3. Một số lưu ý về đề tài luận án:

– Đề tài luận án tiến sĩ là một vấn đề khoa học, công nghệ hoặc quản lí đang đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội, cần giải quyết một cách sáng tạo, có lí luận, đòi hỏi những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu.

– Đề tài luận án phải được tiểu ban chuyên môn thông qua trong quy trình xét tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Nghiên cứu sinh phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 3 tháng sau khi nhận đề tài luận án và báo cáo kết quả nghiên cứu 6 tháng 1 lần trong thời gian thực hiện luận án. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận án.

– Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó cho tác giả sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án.

– Luận án phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có).

– Luận án phải đáp ứng đủ khối lượng khoảng 100 trang A4, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy đặc thù lĩnh vực nghiên cứu của luận án nhưng không quá 200 trang.

Lên đầu trang