1. Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương mới nhất

Thưa Luật sư của LVN Group, nhờ Luật sư của LVN Group soạn giúp tôi mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương ?
Tôi xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Tải ngay: Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——-

 

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

 

Kính gửi: – Ban Giám Đốc Công Ty ……………………………

– Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự

– Trưởng bộ phận ………………………………………………….

Tôi tên là: …………………………………………………………… Nam/ Nữ: …………

Ngày/ Tháng/ Năm sinh: …………………………………………… Tại: ……………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này xin phép Ban Giám Đốc, Trưởng phòng HC – NS, Trưởng bộ phận …… cho tôi được nghỉ phép không hưởng lương từ ngày……………đến ngày ………….….

Lý do nghỉ phép: ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam kết trở lại công tác sau khi hết thời gian xin nghỉ phép, nếu không tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan.

Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

……, ngày…..tháng…..năm

Giám Đốc Phòng HC – NS Trưởng bộ phận Người làm đơn

2. Tính ngày nghỉ phép khi nghỉ việc giữa năm như thế nào ?

Thưa Luật sư, nghỉ việc giữa năm thì tính ngày nghỉ phép thế nào ? Cảm ơn và mong nhận được sự hướng dẫn từ Luật sư của LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động về nghỉ phép năm:

Trong trường hợp NLĐ làm chưa đủ 12 tháng thì phải căn cứ vào Khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định:

“Điều 7. Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm

Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.”.

Như vậy nếu bạn nghỉ hưu giưa năm số gày nghỉ phép sẽ được tính như sau lấy số ngày bạn được nghỉ phép trong năm chia cho 12. Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn thời gian nghỉ phép năm của người lao động?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.  

 

3. Chế độ phép năm có được tính tiếp theo thâm niên khi bị thuyên chuyển công tác ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có thắc mắc như sau, kính mong được Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết như sau: Đối với các trưởng hợp chuyển công tác, luân chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác thì chế độ phép được tính lại từ đầu( là 12 ngày đối với môi trường làm việc bình;
*14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
*16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.) tại đơn vị mới hay được tính dồn từ đơn vị cũ hay tính theo thời gian tham gia bảo hiểm (Tính theo sổ bảo hiểm).
Kính mong Luật sư của LVN Group giải đáp thắc mắc ạ, Chân thành cám ơn Luật sư của LVN Group.

 

Trả lời

Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Như vậy, điều kiện áp dụng ngày nghỉ hàng năm ở đây là “làm việc cho một người sử dụng lao động”, vì vậy, khi sang làm việc tại đơn vị mới, bạn sẽ được tính lại từ đầu theo quy định tại Điều 113 BLLĐ 2019 như trên.

Nếu như bạn là viên chức nhà nước thì theo Luật Viên chức 2010 tại khoản 1, Điều 13 Luật Viên chức thì viên chức được nghỉ hàng năm (nghỉ phép) theo quy định của pháp luật về lao động.

Khoản 1 Điều 113 Bộ Luật Lao động quy định, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

Điều 113 Bộ luật này quy định, cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức, viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ Khoản 1 Điều 14 và Điều 15 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, thì khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc.

Khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức.

Như vậy, nếu 2 đơn vị sự nghiệp này đều thuộc 1 Sở/Ban/Ngành, nhưng hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp ký với viên chức, khi viên chức chuyển công tác phải chấm dứt hợp đồng ở đơn vị cũ, ký kết hợp đồng ở đơn vị mới. Đồng nghĩa với việc mỗi đơn vị sự nghiệp được xác định là 1 người sử dụng lao động khác nhau. Trường hợp này, thời gian làm căn cứ tính ngày nghỉ hàng năm của bạn được tính kể từ khi ông làm việc cho một người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp công lập mới.

Nếu trước đây Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định tuyển dụng và ký kết hợp đồng làm việc với bạn , nay có quyết định điều động, thuyên chuyển bạn từ đơn vị sự nghiệp này sang công tác tại đơn vị sự nghiệp khác vẫn thuộc Sở/ban/ngành cũ đó, nhưng không chấm dứt hợp đồng làm việc do đơn vị cũ đã ký khi tuyển dụng; Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp mới không ký hợp đồng làm việc với bạn, mà bạn vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký cũ thì thời gian làm căn cứ tính ngày nghỉ hàng năm của bạn được tính kể từ khi bạn làm việc cho một người sử dụng lao động là Sở/ban/ngành đó. Ở trường hợp này, thâm niên công tác ở đơn vị sự nghiệp cũ được tính gộp vào thời gian làm việc ở đơn vị sự nghiệp mới để tính ngày nghỉ hàng năm.

Như vậy, tùy vào trường hợp cụ thể mà quyết định thời gian tính nghỉ phép năm của bạn được gộp hay không, vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể hơn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

 

4. Quy định về chế độ nghỉ và việc xin nghỉ phép năm đối với người lao động ?

Chào anh chị Bên phòng Luật sư của LVN Group, Công ty em có một trường hợp như sau: Công nhân xin nghỉ việc riêng 20 ngày về quê có việc cần giải quyết. Ban giám đốc đồng ý cho công nhân nghỉ, nhưng sau 20 ngày công nhân đó không vào làm mà tiếp tục gọi điện thoại cho nhân sự xin nghỉ tiếp.

Ban Giám Đốc công ty em không đồng ý cho nghỉ thêm vì đã nghỉ 20 ngày liên tục rồi, họ có phép năm nên xin nghỉ phép năm (họ có 3 ngày phép năm chưa nghỉ nhưng theo quy định công ty phép năm phải được xin phép trước và không được xin qua điện thoại). Sếp em nói nếu sau 5 ngày liên tục không đi làm họ sẽ ra quyết định sa thải vì nghỉ không phép liên tục 5 ngày. Cho em hỏi công ty làm như vậy có đúng không ( 3 ngày phép năm còn lại họ vẫn kết toán vào lương để phát cho công nhân này).

Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi âm sớm của quý cơ quan.

Người gửi: M.T

>> Luật sư tư vấn lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc,

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ thời ngày đầu tiên bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy trường hợp tại công ty bạn ban giám đốc làm như vậy là đúng theo quy định của pháp luật lao động. Trường hợp người lao động muốn tiếp tục nghỉ 5 ngày phải có chứng minh được lý do nghỉ là chính đáng như quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ Luật lao động 2019.

Đối với 3 ngày phép năm, nếu đúng như quy định của công ty là phải xin phép trước và không được thông báo qua điện thoại thì người lao động đó cũng không thể nghỉ tính vào phép năm.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Xem thêm: Tổng hợp những điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019