Mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn và hường dẫn viết đơn chi tiết nhất

Mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn là gì? Mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin phép kinh doanh khách sạn? Các quy định và thủ tục có liên quan về việc cấp phép kinh doanh khách sạn?

Hiện nay, hoạt động du lịch ngày càng phát triển dẫn tới lượng du khách trong và ngoài nước đều tăng cao, đặc biệt là vào các dịp nghỉ lễ. Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ cũng theo đó mà diễn ra sôi nổi hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều những khách sạn mở ra hoạt động, kinh doanh trái phép, do đó có nhiều khách sạn đã bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động vì chưa xin giấy phép Kinh doanh khách sạn. Để có thể hoạt động kinh doanh khách sạn một cách hợp pháp cần phải tiến hành đăng kí với cơ quan có thẩm quyền về ngành nghề mình đang kinh doanh.

Nhưng không phải ai cũng biết cách viết một mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn hợp lệ và đúng pháp luật. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn và hường dẫn viết đơn chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn là gì?

Mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn là văn bản được lập ra bởi cá nhân (người đại diện theo pháp luật của khách sạn…)  gửi tới cơ quan có thẩm quyền (Sở Văn hóa, thể thao và du lịch) để yêu cầu về việc cho phép kinh doanh khách sạn để có thể hoạt động kinh doanh khách sạn một cách hợp pháp.

Mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn được cá nhân(người đại diện theo pháp luật của khách sạn…) sử dụng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền (Sở Văn hóa, thể thao và du lịch) để yêu cầu về việc cho phép kinh doanh khách sạn. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho cá nhân/tổ chức đó những giấy tờ có liên quan để chứng minh khách sạn đủ các yêu cầu do pháp luật quy định.

2. Mẫu đơn xin phép kinh doanh khách sạn:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

….., ngày….tháng….năm…..

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÁCH SẠN

KÍNH GỬI: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH/THÀNH PHỐ

Thực hiện Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau khi nghiên cứu Tiêu chí xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch, chúng tôi làm đơn này đề nghị  ……… xem xét việc cấp giấy phép kinh doanh khách sạn cho chúng tôi:

1. Thông tin chung về khách sạn:

– Tên gọi: ……

– Địa chỉ: ………

– Điện thoại: …….Fax: ……..Email: ……Website: ……

– Thời điểm bắt đầu kinh doanh: từ ngày …/…/…

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

– Tổng vốn đầu tư ban đầu: ………

– Tổng vốn đầu tư nâng cấp: ………

– Tổng diện tích mặt bằng (m2): ………

– Tổng diện tích mặt bằng xây dựng (m2): ………

– Tổng số buồng: ………

STT   Loại buồng   Số lượng buồng    Giá buồng

1. ……………………………………… VND/USD

2.

3.

– Dịch vụ có trong cơ sở lưu trú du lịch:

………

3. Người quản lý và nhân viên phục vụ

– Tổng số: ………

Trong đó:

Lễ tân: ………Bếp:……..Buồng: ……..Khác: ………

Ban giám đốc: ……

– Trình độ:

Trên đại học: ……Đại học: …….Cao đẳng: ……Trung cấp:…. Sơ cấp: …….THPT: ……

– Được đào tạo nghiệp vụ (%): ……

– Ngoại ngữ (%): ……

– Hạng đề nghị: ……

Chúng tôi xin thực hiện nghiêm túc và đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn quy định.

GIÁM ĐỐC KHÁCH SẠN

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin phép kinh doanh khách sạn:

Người làm đơn cần nêu rõ:

Kính gửi Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh/thành phố nơi hoạt động kinh doanh khách sạn

Thông tin về khách sạn

Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn

Thông tin nhân viên khách sạn

4. Các quy định và thủ tục có liên quan về việc cấp phép kinh doanh khách sạn:

Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để mang về doanh thu và lợi nhuận.

Kinh doanh khách sạn là ngành dịch vụ đặc thù, đỏi hỏi các chủ khách sạn cần có kiến thức, chiến lược phát triển bền vững. Đặc biệt hiện nay dịch vụ khách sạn đang ngày càng lên ngôi, các doanh nhân tìm đến lĩnh vực này ngày càng nhiều là điều dễ hiểu, bởi nó đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các chủ khách sạn. Nhưng bên cạnh đó rủi ro và sức cạnh tranh cho ngành này cũng khốc liệt không kém, đòi hỏi không chỉ là kiến thức chuyên môn của người quản lý mà còn là kiến thức sâu rộng: ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, công nghệ thông tin,…

4.1. Điều kiện để kinh doanh khách sạn:

Theo quy định tại Luật Du lịch 2017 cùng Nghị định số 168/2017/ Đ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL thì doanh nghiệp muốn kinh doanh khách sạn phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

– Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

– Doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.

Chi tiết các điều kiện trên như sau:

1. Về cơ sở vật chất

Diện tích

Phải đảm bảo ít nhất 10 phòng cho một khách sạn, mỗi phòng tối thiểu rộng là 12m2 và 9m2 tùy vào phòng đôi hay phòng đơn. Cơ sở vật chất phải được thiết kế ít nhất tối thiểu đạt tiêu chuẩn một sao.

Vị trí

Phải đảm bảo an toàn, không gần khu vệ sinh công cộng, các cơ sở sản xuất độc hại, các bệnh viện trường học và khoảng cách này ít nhất là 100m và không được liền kề khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định hiện hành.

Nhân sự

Phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng.

2. Về an ninh, trật tự

Giấy phép

Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhân sự

Doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự như sau:

– Đối với người Việt Nam không được thuộc các trường hợp: đã bị khởi tố hình sự, có tiền án chưa được xóa án tích, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, bị cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự,…

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài, không thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

– Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.

3. Về phòng cháy và chữa chứa

Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy để có thể hoạt động kinh doanh khách sạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, an ninh, trật tự và phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

4.2. Đăng ký xếp hạng sao:

Sau khi đã có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, doanh nghiệp cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch với thành phần hồ sơ như sau:

– Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú;

– Sơ đồ phòng khách sạn;

– Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn;

– Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên;

– Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn;

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y);

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y);

– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y);

– Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xếp hạng sao khách sạn tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ để được Sở du lịch tỉnh, thành phố (với khách sạn 2 sao trở xuống), Tổng cục du lịch (với khách sạn từ 3 sao trở lên) cấp giấy chứng nhận hạng sao trong vòng 30-45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

4.3. Thủ tục xin cấp phép kinh doanh dịch vụ khách sạn:

Bước 1: Xin giấy phép kinh doanh và các loại giấy đủ điều kiện kinh doanh Khách sạn:

Lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(nộp Sở KH&ĐT)

Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (đối với trường hợp có bán cho khách bên ngoài khách sạn)

Bước 2: Sau khi có đủ các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh khách sạn. Doanh nghiệp cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch.

4.4. Hồ sơ Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn:

– Hồ sơ bao gồm:

Bản sao công chứng CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ của khách sạn

Danh sách thành viên, cổ đông nếu trên

– Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.

– Thời gian thực hiện: 3 – 5 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Hồ sơ xin cấp giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn:

– Hồ sơ bao gồm:

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này)

Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh

Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

– Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.

– Thời gian thực hiện: Không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp quy định.Không quá 04 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại quy định.

4.6. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy cho khách sạn:

– Hồ sơ bao gồm:

Đơn xin cấp phép

Phương án Phòng cháy chữa cháy

Sơ đồ khách sạn

Sơ đồ thoát hiểm

Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ

– Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.​​

– Thời gian thực hiện: 15 ngày có giấy phép Phòng cháy chữa cháy.

5.7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với khách sạn có bán cho khách bên ngoài khách sạn):

– Hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất:

Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh;

Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

– Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)

– Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP

– Thời hạn của giấy chứng nhận: là 3 năm.

5.8. Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao cơ sơ lưu trú du lịch của khách sạn:

– Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú

– Sơ đồ phòng khách sạn

– Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn

– Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên

– Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y)

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y)

– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y)

– Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của phá luật hiện hành

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xếp hạng sao khách sạn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời gian bắt đầu nộp hồ sơ: Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên.

Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày có giấy chứng nhận.

Lên đầu trang