Mẫu đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Mẫu đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến vắng mặt tại nơi cư trú?

Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Trường hợp người đang áp dụng biện pháp giáo dục muốn vắng mặt khỏi nơi cư trú một thời gian nhất định với lý do chính đáng người bị áp dụng biện pháp cần viết đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú. Vậy mẫu đơn này có nội dung và hình thức như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ về mẫu đơn này.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Mẫu đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú là gì, mục đích của mẫu đơn?

Mẫu đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú là văn bản được lập ra để xin được phép vắng mặt tại nơi cư trú, nội dung đơn nêu rõ nội dung vắng mặt, thông tin người làm đơn…

Mục đích của đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú: người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bị cấm đi khỏi nơi cư trú, khi muốn rời khỏi nơi cư trú có lý do chính đáng sẽ cần phải viết đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú.

2. Mẫu đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

ĐƠN XIN PHÉP

Vắng mặt tại nơi cư trú

Kính gửi: (1) ……

Tôi tên là: (2)……… Giới tính: ………

Ngày, tháng, năm sinh: ………… Nơi sinh: ………

Quê quán:………

Nơi thường trú: ………

Nơi ở hiện tại: ……

CMND số: …………………………; Ngày cấp: …………………; Nơi cấp: ………..

Dân tộc: ……………. Tôn giáo: …………… Trình độ học vấn: …………….

Nghề nghiệp: …………

Nơi làm việc: …………

Hiện nay, tôi đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……………. ngày ……. của Chủ tịch UBND ……..…………………………

Kính đề nghị Chủ tịch UBND ………………………… cho phép tôi được vắng mặt tại nơi cư trú, cụ thể như sau:

1.Lý do vắng mặt tại nơi cư trú: (3)…………

2.Địa phương sẽ đến tạm trú: ……………

3.Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú: …. ngày, kể từ ngày …………. đến ngày ………

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN CÔNG GIÚP ĐỠ

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:

(1) Ủy ban nhân dân xã phường nơi người bị áp dụng biện pháp;

(2) Thông tin của người viết đơn: Họ và tên, giới tính, Ngày, tháng, năm sinh, Nơi sinh, Quê quán, Nơi thường trú, Nơi ở hiện tại, số CMND, Dân tộc, Tôn giáo, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Nơi làm việc;

(3) Lý do vắng mặt tại nơi cư trú.

4. Những quy định liên quan đến vắng mặt tại nơi cư trú:

Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định về điều này như sau:

4.1. Nguyên tắc áp dụng: 

được quy định tại Điều 2 Nghị định 111/2013/NĐ-CP

– Nhanh chóng, công khai, khách quan, công bằng; đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

– Không xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

Không công khai việc tổ chức, nội dung, kết quả cuộc họp tư vấn, hồ sơ và thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.

– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng, nhà trường và gia đình trong việc giúp đỡ, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

– Chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, chỉ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi không đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

– Trong quá trình xem xét quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ.

4.2. Việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú:

Được quy định tại Điều 33 Nghị định 111/2013/NĐ-CP

– Người được giáo dục có thể được vắng mặt tại nơi cư trú, nếu có lý do chính đáng và phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời hạn áp dụng biện pháp này và phải thực hiện theo quy định sau đây:

+ Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú dưới 15 ngày, thì phải thông báo với người được phân công giúp đỡ về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến tạm trú.

Người được phân công giúp đỡ phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục cư trú về việc người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú;

+ Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú từ 15 ngày đến 30 ngày, người được giáo dục hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người được giáo dục là người dưới 16 tuổi phải làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú. Người được phân công giúp đỡ phải có ý kiến trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định ngay sau khi nhận được đơn; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

– Thời gian người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú mà không báo cáo hoặc không được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4.3. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục:

Được quy định tại Điều 34 Nghị định 111/2013/NĐ-CP

– Trường hợp người được giáo dục thay đổi nơi đăng ký thường trú, đi học tập, có việc làm ổn định hoặc theo gia đình chuyển đến địa phương khác hoặc có các lý do tương tự, thì người được giáo dục hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người được giáo dục là người dưới 16 tuổi phải làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó ghi rõ lý do, nơi đến thường trú hoặc tạm trú. Đơn đề nghị phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

– Trong thời gian người chưa thành niên chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường thị trấn tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, nếu xác minh được nơi cư trú của họ, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở xem xét, quyết định việc chuyển đối tượng về nơi cư trú.

– Khi người được giáo dục thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được chuyển đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục đến cư trú. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục đến cư trú có trách nhiệm tiếp nhận và phân công cơ quan, tổ chức quản lý, giáo dục.

– Khi thay đổi nơi cư trú, người được giáo dục phải thực hiện quy định của pháp luật về cư trú.

4.4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:

Được quy định tại Điều 35 Nghị định 111/2013/NĐ-CP

Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Trường hợp bị Tòa án xử phạt không phải là hình phạt tù, thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4.5. Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn: 

Được quy định tại Điều 36 Nghị định 111/2013/NĐ-CP

– Người được giáo dục đã chấp hành một nửa thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu có tiến bộ rõ rệt, thì làm đơn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định.

Đơn đề nghị phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, thời hạn giáo dục, thời gian đã chấp hành quyết định và phải có xác nhận của người được phân công giúp đỡ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của người được giáo dục hoặc văn bản đề nghị của người được phân công giúp đỡ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trường hợp không đồng ý, thì phải nêu rõ lý do.

– Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi đến người có đơn đề nghị; cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục; người được phân công giúp đỡ.

Lên đầu trang