1. Công đoàn là gì?
Theo quy định tại Luật Công đoàn 2012 thì Công đoàn là tổ chức chính trị, xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện đại diện cho người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tôt chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, tham gia vào quản lý kinh tế – xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động. Vị trí của Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp và Phấp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể công nhân, viên chức, lao động thừa nhận.
Khi tham gia vào tổ chức Công đoàn, các đoàn viên sẽ được hưởng những quyền được quy định tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012:
– Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm
– Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
– Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
– Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
– Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn
– Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
– Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Từ những thông tin trê, ta có thể thấy tổ chức công đoàn mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động nhưng thực tế vì những lý do khác nhau mà người lao động sẽ viết đơn xin rút khỏi tổ chức công đoàn sau khi đã gia nhập vào tổ chức đó.
2. Đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn là gì?
Đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn là mẫu đơn do người lao động viết để gửi đến ban chấp hành công đoàn trình bày do xin rút khỏi ban chấp công đoàn. Đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn dùng để ghi nhận những thông tin của người lao động cùng với lý do mà người lao động muốn rút khỏi ban chấp hành công đoàn. Đồng thời, đơn xin khỏi ban chấp hành công đoàn làm căn cứ để Ban chấp hành xem xét và chấp thuận cho người lao động được rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
3. Hướng dẫn viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn
Khi viết mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn cần có đầy đủ những nội dung sau:
– Phần Quốc hiệu, Tiêu ngữ là bắt buộc phải có và không thể thiếu trong một loại đơn; địa điểm và ngày, tháng, năm viết đơn được trình bày ở dưới quốc hiệu tiêu ngữ, trình bày ở góc phải của đơn.
– Tên loại đơn được trình bày bằng chữ in hoa có dấu và căn giữa đơn, cụ thể: ĐƠN XIN RÚT KHỎI BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
– Phần kính gửi: Kính gửi ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi mà người viết đơn đang tham gia, có thể là tham gia công đoàn ở trường học, tham gia công đoàn ở công ty, doanh nghiệp,…
– Căn cứ để viết đơn: căn cứ vào Luật công đoàn, căn cứ,…
– Thông tin của người viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân có số, ngày cấp, nơi cấp);
– Thông tin về địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay: ghi đầy đủ số nhà, ngõ, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố; số điện thoại để liên hệ;
– Nơi công tác: ghi cụ thể tên công ty, đơn vị, doanh nghiệp và người viết đơn đang làm việc, cộng tác; ghi ngày, tháng, năm gia nhập công đoàn;
– Lý do viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn: Phần này người viết đơn cần trình bày ngắn gọn về lý do xin viết đơn xin rút khỏi công đoàn, tránh việc trình bày lý do quá dài dòng, tràn lan không rõ về lý do xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn. Ví dụ như: vì lý do cá nhân nên không muốn tham gia vào tổ chức công đoàn, tham gia do bị ép buộc, chuyển công tác, do nghỉ việc,… hoặc vì những lý do khác.
– Đây là nội dung quan trọng nhất trong đơn nên khi viết thì người lao động cần phải lưu ý để đơn có thể được ban chấp hành công đoàn giải quyết một cách nhanh chóng nhất.
– Sau khi đã trình bày lý do thì người viết đơn sẽ cam đoan về những thông tin đã viết trong đơn sau đó ký vào đơn đó.
Khi viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn cần lưu ý những điểm sau:
– Đơn phải được trình bày rõ ràng đáp ứng theo đúng yêu cầu của thể thức văn bản theo quy định của pháp luật;
– Đơn phải có đầy đủ các thông tin về tên đơn, ngày tháng năm viết đơn và phần kính gửi theo quy định;
– Phải chú trọng lý do viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn: Người lao động muốn đơn được tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng phải trình bày rõ ràng chi tiết về lý do mà mình viết đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn, phải trình bày trung thực, hạn chế tối đa việc trình bày quá dài dòng và không đúng trọng tâm vấn đề cần nêu. Lý do phải hoàn toàn phù hợp và chính đáng.
– Khi trình bày đơn cần phải viết đúng chính tả, tránh việc tẩy xóa và cần có chữ ký của người viết đơn theo đúng quy định.
4. Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN RÚT KHỎI BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN Kính gửi: Ban chấp hành công đoàn Công ty Cổ phần B – Căn cứ Luật công đoàn năm 2012; – Căn cứ vào nhu cầu của bản thân. Tên tôi là: Nguyễn Văn A Sinh ngày 22 tháng 8 năm 1990 CMND/CCCD số: 123456xxx cấp ngày 13/6/2016 tại Công an Tỉnh Y Địa chỉ thường trú: Số nhà 05 tổ 32 Phường Đề Thám, Thành phố X, Tỉnh Y Chỗ ở hiện nay: Số nhà 05 tổ 32 Phường Đề Thám, Thành phố X, Tỉnh Y Điện thoại liên hệ: 0875633xxx Tôi xin trình bày với Công đoàn một việc như sau: Tôi là Đoàn viên Hiện đang làm việc tại: Công ty Cổ phần B Ngày gia nhập công đoàn doanh nghiệp: 03/6/2018 Trình bày nội dung sự việc đề nghị xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn: Vì hiện tại tôi đã viết đơn xin nghỉ việc tại Công ty nên tôi không thể tiếp tục tham gia vào tổ chức công đoàn, mong ban chấp hành công đoàn xem xét cho tôi xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn. Nên tôi làm đơn này để xin được rút khỏi ban chấp hành công đoàn. Tôi xin cam kết những thông tin tôi đã khai trên là sự thật. Kính mong ban chấp hành xem xét và giải quyết đề nghị của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tỉnh Y, ngày 20 tháng 11 năm 2021 Người làm đơn
Nguyễn Văn A |
5. Trình tự, thủ tục xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn
Hiện tại, chưa có một văn bản nào hướng dẫn chi tiết, cụ thể về thủ tục xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn, tuy nhiên trong Điều lệ của công đoàn có quy định khi một đoàn viên muốn rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì Ban Chấp hành công đàon cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên sẽ xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên của người đó.
Để đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn được giải quyết một cách nhanh chóng thì ngoài đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn thì người lao động có thể gửi kèm thêm những căn cứ có tính thuyết phục như: quyết định bổ nhiệm, quyết định phân công công tác, quyết định kỷ luật, bệnh án, xác nhận tình trạng của địa phương,…
Sau khi nhận được đơn của người lao động, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý đối với đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn. Trong trường hợp người gửi đon xin rút khỏi công đoàn không đồng tình với quyết định này thì hoàn toàn có quyền kiếu nại lên cơ quan quản lý cấp cao hơn để được giải quyết, tuy nhiên cũng cần đưa ra lý do chính đáng đối với yêu cầu của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật LVN Group chúng tôi về vấn đề ” Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn mới nhất” và một số nội dung pháp lý liên quan. Mọi vướng mắc chưa rõ hay có yêu cầu hỗ trợ pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ tới bộ phận tư vấn pháp luật trực tiếp thông qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng !