Mẫu đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo mới nhất

Đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo? Mục đích của đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo? Mẫu đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo? Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo? Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ?

Có thể nói chương trình đào tạo là một phần không thể thiếu trong quy định đào tạo hệ chính quy. Mỗi trường sẽ có những quy định về chương trình đào tạo khác nhau. Vì một lý do nào đó mà cá nhân đã hoàn thành xong muốn Nhà trường muốn xác nhận việc mình đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thì sẽ viết đơn gửi cho Ban giám hiệu Nhà trường để được giải quyết vấn đề. Vậy đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo là gì?

Căn cứ pháp lý:

-Thông tư /2014/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo là gì?

Đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo là mẫu đơn do cá nhân ( sinh viên) viết gửi cho Ban giám hiệu trường mà cá nhân đã học tập và làm việc. Mẫu đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo cần phải có nội dung và hình thức chính xác và đầy đủ thì mới có thể dễ dàng trong việc xác nhận của Ban giám hiệu Nhà trường.

Chương trình đào tạo (Programme) ở một trình độ cụ thể của một ngành học bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.

Chương trình đào tạo giáo dục đại học bao gồm 04 nội dung sau:

– Mục tiêu, chuẩn đầu ra;

– Nội dung, phương pháp và hoạt động đào tao;

– Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ;

– Hoạt động học thuật.

Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập. Mỗi học phần có khối lượng  tín chỉ và được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Một số học phần đặc thù có thể  nhiều hoặc ít hơn 3 tín chỉ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần (hay toàn phần) của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Mỗi học phần có một mã học phần riêng do mỗi Trường quy định.

2. Mục đích của đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo:

Đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo được dùng để ghi chép lại những thông tin của cá nhân đã hoàn thành xong chương trình học tập tại một trường ( cơ sở giáo dục) nhất định. Đồng thời đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo sẽ là cơ sở để Ban giám hiệu Nhà trường xem xét và xác nhận cho cá nhân( sinh viên) đó đã hoàn thành xong chương trình đào tạo.

3. Mẫu đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————–

ĐƠN XIN XÁC NHẬN ĐÃ HỌC XONG CHƯƠNG TRÌNH

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường

Tôi tên:….. Mã số sinh viên:..

Ngày sinh:…..

Nơi sinh:..

Là sinh viên lớp:…….. khóa…

Hệ đào tạo: Dài hạn tập trung (chính quy) tại Trường……

Tôi làm đơn này kính gửi đến Ban Giám hiệu xin được xác nhận tôi đã học xong chương trình đào tạo chuyên ngành ……., khóa………thuộc Khoa…………. Trường…… quản lý đào tạo.

Lý do:…

Rất mong được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu.

Chân thành cảm ơn và kính chào trân trọng./.

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

…………., ngày……tháng…….năm………

TL. HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

…….., ngày. . .tháng . . . năm……..

Người làm đơn

(Chữ ký, ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo:

Phần kính gửi yêu cầu người làm đơn sẽ ghi cụ thể Trường, Ban giám hiệu Nhà trường nơi đã hoàn thành xong chương trình đào tạo.

phần nội dung của đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thì người làm đơn trước hết phải cung cấp những thông tin cá nhân như: tên, mã sinh viên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú( tạm trú),…Đồng thời người làm đơn cần phải ý do viết đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo  sao cho hợp lý, chính đáng nhất.

Cuối đơn xin xác nhận đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên và có sự xác nhận của Ban Giám hiệu Nhà trường.

5. Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ hiện nay:

Đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.

Đối tượng dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:

+ Về văn bằng

– Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

– Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 và đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 7 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

– Người tốt nghiệp đại học một số ngành khác theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 6 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ có thể đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý sau khi đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 7 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

– Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành;

– Căn cứ vào điều kiện của cơ sở đào tạo và yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện văn bằng của thí sinh dự thi.

+ Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: Tùy theo yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành đào tạo, trên cơ sở đề nghị của hội đồng khoa học đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể điều kiện về thời gian làm việc chuyên môn để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trước khi đăng ký dự thi. Trường hợp người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý thì phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi.

+ Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

+ Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định tại Điểm e Khoản 1, Điều 9 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tuỳ tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành học.

+ Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được xây dựng theo định hướng nghiên cứu và hoặc theo định hướng ứng dụng, cụ thể:

+ Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

+ Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gồm ba phần: kiến thức chung, kiến thức cơ sở và chuyên ngành, luận văn thạc sĩ.

+ Phần kiến thức chung: bao gồm học phần triết học và ngoại ngữ (nếu có)

Học phần triết học có khối lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

-Học phần ngoại ngữ: căn cứ trình độ ngoại ngữ của người trúng tuyển và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, cơ sở đào tạo quy định khối lượng học tập học phần ngoại ngữ phù hợp.

+ Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Trong đó, các học phần tự chọn chiếm tối thiểu 30% khối lượng chương trình đào tạo. Thủ trưởng cơ sở đào tạo phải tổ chức xây dựng số học phần tự chọn nhiều hơn số học phần mà học viên được chọn.

+ Luận văn: có khối lượng tối thiểu 7 tín chỉ.

+ Tùy theo chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hoặc theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo quyết định tỷ lệ kiến thức cơ sở, chuyên ngành và luận văn trong chương trình đào tạo.

Lên đầu trang