Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học chi tiết nhất hiện nay

Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học là gì, mục đích của mẫu đơn là gì? Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn.? Những quy định về chương trình học yêu càu tại trường đại học?

Khi sinh viên đã hoàn thành chương trình học đại học và cần xác nhận tốt nghiệp trong thời gian chưa được cấp bằng đại học, sinh viên có thể làm đơn gửi đến trường nhằm xin xác nhận tốt nghiệp. Vậy mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp có nội dung và hình thức ra sao, có những lưu ý gì khi soạn thảo mẫu đơn? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ hơn về mẫu đơn này.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?

Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học là văn bản được sinh viên lập ra để xin được xác nhận tốt nghiệp trường đại học, nội dung đơn nêu rõ nội dung xin xác nhận, thông tin người làm đơn…

Mục đích của đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học:

2. Mẫu đơn xin xác nhận tốt nghiệp trường đại học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

…, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN XIN XÁC NHẬN TỐT NGHIỆP

Kính gửi: – Hiệu trưởng trường (1)……..

– Phòng Đào tạo trường ……………

Tôi là: (2)………….. Ngày sinh:…………..

CMND số ………… cấp ngày ………… tại …………..

Hộ khẩu thường trú: ………

Số điện thoại: ……… Email: ……………

Tôi làm đơn này xin nhà trường xác nhận nội dung sau:

Tôi đã được Hiệu trưởng trường …………… cấp Bằng cử nhân với nội dung sau:

Ngành học: …………

Năm tốt nghiệp: ………

Xếp loại tốt nghiệp: ………

Hình thức đào tạo: ………

Lý do xin xác nhận: ………

Kính mong các phòng ban tạo điều kiện và phản hồi sớm cho tôi.

Tôi chân thành cảm ơn!

Nội dung xác nhận của Phòng Đào tạo

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:

(1) Ghi rõ tên trường đại học mà sinh viên theo học;

(2) Người viết đơn ghi rõ thông tin của mình: họ và tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, số điện thoại;

(3) Lý do xin xác nhận.

4. Những quy định về chương trình học yêu càu tại trường đại học:

4.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với mỗi trình độ của giáo dục đại học:

Được quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT

Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được quy định cụ thể như sau:

– Trình độ đại học: 120 tín chỉ. Đối với những ngành có thời gian đào tạo 5 năm hoặc 6 năm thì khối lượng kiến thức tích lũy tối thiểu tương ứng là 150 hoặc 180 tín chỉ.

– Trình độ thạc sĩ: 60 tín chỉ. Đối với những ngành/ chuyên ngành ở trình độ đại học tương ứng có khối lượng kiến thức tối thiểu tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên thì khối lượng kiến thức tối thiểu trình độ thạc sĩ là 30 tín chỉ.

– Trình độ tiến sĩ: 90 tín chỉ đối với người tốt nghiệp thạc sĩ, 120 tín chỉ đối với người tốt nghiệp đại học.

4.2. Yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ của giáo dục đại học:

Được quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp mỗi trình độ của giáo dục đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

– Trình độ đại học:

Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

Kỹ năng:

Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

4.3. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo:

Được quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT

– Quy trình xây dựng chương trình đào tạo

Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành/ chuyên ngành đào tạo; khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành/chuyên ngành đào tạo kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy định này;

Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

Bước 3: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra;

Bước 4: Đối chiếu, so sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành/ chuyên ngành của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài để hoàn thiện chương trình đào tạo;

Bước 5: Thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo chương trình đào tạo đã xác định;

Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp (nếu có) về chương trình đào tạo;

Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan và trình Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét tiến hành các thủ tục thẩm định và áp dụng;

Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình môn học và phương pháp giảng dạy dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực chuyên ngành và yêu cầu của việc sử dụng lao động.

– Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo

Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Viện trưởng các viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ sở đào tạo) giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện các Điểm a và h Khoản 1 Điều này và ra quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình đào tạo (sau đây gọi là Tổ soạn thảo) trên cơ sở đề nghị của Trưởng đơn vị chuyên môn trực thuộc để thực hiện các Điểm b, c, d, đ, e, g của Khoản 1 Điều này;

Thành phần Tổ soạn thảo là những người am hiểu về ngành/ chuyên ngành đào tạo và có năng lực xây dựng, phát triển chương trình đào tạo bao gồm: đại diện đơn vị chuyên môn liên quan, đại diện phòng đào tạo, một số giảng viên đúng ngành/ chuyên ngành đào tạo, một số nhà khoa học, chuyên gia giáo dục và các thành phần liên quan khác theo yêu cầu của ngành/ chuyên ngành đào tạo và đại diện một số doanh nghiệp/ cơ quan sử dụng lao động thuộc ngành/ chuyên ngành. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng thành viên tham gia Tổ soạn thảo.

Tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm: được quy định tại Điều 9 Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT

“1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại Thông tư này về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo; ban hành chuẩn đầu ra đối với mỗi chương trình đào tạo.

Đối với yêu cầu về năng lực ngoại ngữ, Thủ trưởng cơ sở đào tạo lựa chọn áp dụng quy định chung này hoặc 1 trong 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tương đương với yêu cầu năng lực ngoại ngữ quy định cho từng trình độ đào tạo của Thông tư này. Nếu người học là người Việt Nam có nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt thay thế ngoại ngữ, thì Thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét quyết định cho phù hợp với điều kiện của cơ sở đào tạo.

2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức rà soát, đánh giá chương trình đào tạo hiện hành; ban hành chương trình đào tạo theo quy định của Thông tư này trước ngày 01/01/2016.

3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm thực hiện các quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo; quy định cụ thể các nội dung của quy định này phù hợp với yêu cầu của trình độ, ngành/ chuyên ngành đào tạo và điều kiện của cơ sở đào tạo.”

Lên đầu trang