Mẫu đơn xin xét tuyển nghiên cứu sinh là gì? Mẫu đơn xin xét tuyển nghiên cứu sinh? Hướng dẫn và thủ tục? các thông tin liên quan?
Nghiên cứu sinh là tên gọi của người đang theo học những khóa trình nghiên cứu khoa học mà kết quả cuối cùng là luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công ở cấp nhà nước Việt Nam, nghiên cứu sinh dùng để chỉ những người đã thi đạt đầu vào, đang làm luận án tiến sĩ có thể đã được bảo vệ thành công ở các cấp cơ sở, nhưng chưa được bảo vệ thành công ở cấp nhà nước. Để trở thành một nghiên cứu sinh, theo quy định hiện hành thường người nghiên cứu phải qua một kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh, thường được các khoa trong trường đại học hoặc các viện nghiên cứu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo nghiên cứu sinh tổ chức.
Trong các trường đại học, kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh thường được phối hợp chung với kỳ thi tuyển học viên cao học và gọi chung là kỳ thi tuyển sau đại học. Vậy Muốn làm đơn xin xét tuyển nghiên cứu sinh cần phải làm những gì? Trình tự thủ tục ra sao, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
căn cứ pháp lý:
– Luật giáo dục đại học 2012
– Thông tư Số: 08/2017/TT-BGDĐT về Ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Mẫu đơn xin xét tuyển nghiên cứu sinh là gì?
Mẫu đơn xin xét tuyển nghiên cứu sinh là mẫu văn bản với các thông tin cá nhân và nguyện vọng xin được xét tuyển làm nghiên cứu sinh
Mẫu đơn xin xét tuyển nghiên cứu sinh với các thông tin đi kèm để gửi lên các cơ quan quản lý việc xét tuyển nghiên cứu sinh xem xét về việc xét tuyển nghiên cứu sinh
2. Mẫu đơn xin xét tuyển nghiên cứu sinh:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày tháng năm 20
ĐƠN XIN ĐI LÀM NGHIÊN CỨU SINH
Kính gửi: – Hiệu trưởng Trường Đại học …………..
– Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ;
– Trưởng phòng Quản lý Khoa học;
– Trưởng khoa/phòng…………..
Tôi tên là: …………; Giới tính:
Ngày sinh: ……..; Nơi sinh: …….; Số ĐT liên lạc:
Đơn vị công tác:…………; Mã số cán bộ, viên chức:
Tôi đã tham gia công tác tại Trường Đại học Sài Gòn từ ngày ……../……./………….
Công việc đảm nhiệm:
Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành: ……
Cơ sở đào tạo: ………; Năm tốt nghiệp: ……
Tôi đã được Nhà trường đồng ý cho dự tuyển nghiên cứu sinh (có bản gốc Đơn xin dự tuyển nghiên cứu sinh đã được phê duyệt đính kèm) và đã trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh vừa qua (có bản gốc Giấy báo trúng tuyển và nhập học đính kèm).
Nay tôi viết đơn này kính đề nghị Nhà trường xem xét cho phép tôi được đi học nghiên cứu sinh tại Trường/Viện …….……; Chuyên ngành: ………….; Thời gian học: ……… năm. Loại hình đào tạo:…………
Nếu được Nhà trường chấp thuận, tôi cam kết hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, hoàn thành khoá học đúng thời hạn theo quy định và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nghiên cứu sinh theo Quyết định số ……….. ngày …………… của Hiệu trưởng Trường Đại học ……………..
Ý kiến của Trưởng đơn vị
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Ý kiến của Phòng QLKH
Duyệt của Hiệu trưởng
3. Hướng dẫn và thủ tục:
– Ghi đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân:
+ họ tên, Giới tính:
+ Ngày sinh, Nơi sinh, Số ĐT liên lạc:
+ Đơn vị công tác, Mã số cán bộ, viên chức:
+ Tham gia công tác tại Trường Đại học Sài Gòn từ ngày bao nhiêu?
+ Công việc đảm nhiệm:
+ Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành: ……
+ Cơ sở đào tạo: ………; Năm tốt nghiệp: ……
+ Mục xin ý kiến của trưởng đơn vị ( không tự ý ghi vào mục này)
– Hướng dẫn đăng ký trực tuyến
Bước 1: Nhập các thông tin đăng ký xét tuyển. Trong bước này, thí sinh cần điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
Bước 2: Xác thực các thông tin. Khi thí sinh thực hiện gửi thông tin đăng ký đến bộ phận tuyển sinh. Bộ phận tuyển sinh sẽ gửi e-mail đến địa chỉ của thí sinh để hướng dẫn xác thực thông tin. Thí sinh cần thực hiện theo hướng dẫn để xác thực thông tin và thực hiện bước tiếp theo. Lưu ý: Thí sinh bảo mật đường dẫn xác thực này, không chia sẻ cho thí sinh khác, tránh việc bị thay đổi thông tin đăng ký xét tuyển của mình.
Bước 3: Gửi ảnh nhận dạng thí sinh và in đơn xin xét tuyển. Thí sinh cần gửi ảnh hồ sơ, mới chụp để đảm bảo nhận dạng thí sinh xét tuyển một các dễ dàng. Ảnh này cũng sẽ được dùng trong thẻ nghiên cứu sinh sau này.
Sau khi gửi ảnh thành công, thí sinh có thể in đơn đăng ký xét tuyển từ hệ thống
Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
– Đơn xin dự tuyển;
– Lý lịch khoa học;
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);
– Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy chế này và thâm niên công tác (nếu có);
– Đề cương nghiên cứu (theo mẫu do cơ sở đào tạo quy định, nếu có);
– Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu;
– Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
– Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Các thông tin liên quan:
Thông tư Số: 08/2017/TT-BGDĐT về Ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ quy định như sau:
Về Thông báo tuyển sinh :
– Thông báo tuyển sinh được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và phương tiện thông tin đại chúng khác trước khi tổ chức xét tuyển, thi tuyển ít nhất 03 tháng, trong đó nêu rõ:
+ Điều kiện dự tuyển; Danh mục ngành phù hợp được xét tuyển đối với từng ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; danh sách người hướng dẫn đáp ứng quy định tại Điều 11 của Quy chế này; Chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành đào tạo; Hồ sơ dự tuyển theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này và thời gian nhận hồ sơ, lệ phí dự tuyển; Kế hoạch và phương thức tuyển sinh, thời gian công bố kết quả trúng tuyển và thời gian nhập học; Học phí, các chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu sinh trong quá trình học tập (nếu có); Các yêu cầu và thông tin cần thiết khác.
+ Nội dung thông báo tuyển sinh do thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành và phù hợp với đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo
Về Nhiệm vụ và quyền của nghiên cứu sinh như sau:
– Thực hiện quy định tại các Điều 60, 61 Luật giáo dục đại học.
– Xây dựng kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học toàn khóa và từng học kỳ, được người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn thông qua.
– Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả đạt được theo quy định của cơ sở đào tạo.
– Được tiếp cận các nguồn tài liệu, sử dụng thư viện, các trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án.
– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định.
Về Phương thức và thời gian tuyển sinh như sau:
– Phương thức tuyển sinh: theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 34 Luật giáo dục đại học.
– Số lần tuyển sinh trong năm: 01 lần hoặc nhiều lần.
– Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào quy định của Quy chế này và các quy định liên quan chịu trách nhiệm xây dựng đề án tuyển sinh (tham khảo mẫu tại Phụ lục I), đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về phương thức tuyển sinh, thời gian tổ chức tuyển sinh, các điều kiện đảm bảo chất lượng và những thông tin cần thiết khác.
Về Điều kiện dự tuyển như sau:
– Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.
+ Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
+ Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau: Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác; Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển; Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).
+ Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ ngành ngôn ngữ Anh phải có chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển; hoặc đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh.
+ Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của cơ sở đào tạo.
+ Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm quản lý và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể của từng ngành dự tuyển do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định.